ViettelPay là gì? Có nên sử dụng ViettelPay không? |
- ViettelPay là gì? Có nên sử dụng ViettelPay không?
- Đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về bảo hiểm xe máy
- 4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
ViettelPay là gì? Có nên sử dụng ViettelPay không? Posted: 16 Feb 2021 08:42 PM PST data-full-width-responsive="true" Mục Lục Nội Dung Vâng, như các bạn đều đã biết thì ở thời điểm hiện tại, có vô số các loại thẻ hỗ trợ thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, việc chọn ra một loại dịch vụ vừa có tính bảo mật cao, vừa tiện lợi, lại được hưởng nhiều ưu đãi thì không phải ai cũng biết. Bạn có thể sử dụng dịch vụ Internet Banking của các ngân hàng mà bạn đang sở hữu thẻ, có thể là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB Bank, Sacombank… vân vân và vân vân. Tuy nhiên, mình cá với bạn là khi sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ này thì bạn vẫn chưa thực sự tối ưu tài chính của mình đâu. Bởi vì bạn vẫn sẽ mất phí trong mỗi lần giao dịch, và thường thì bạn phải có thẻ thì mới có thể sử dụng được.. Chính vì vậy mà trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số hình thức thanh toán vô cùng tiện lợi khác, nếu bạn chưa đăng ký thì nên đăng ký ngay để trải nghiệm nhé. Có thể là bạn đã biết đến một số loại ví điện tử vô cùng uy tín như: Momo, ZaloPay, AirPay… Cả 3 loại trên thì mình đều đã sử dụng qua hết rồi, nhưng ứng dụng ViettelPay mà mình sắp giới thiệu sau đây là được mình dùng thường xuyên nhất. Vậy nên ViettelPay sẽ là nhân vật chính trong bài viết này nha các bạn. Cá nhân mình thì đã dùng được gần 3 năm và mình rất hài lòng với thương hiệu này. Không có gì phải phàn nàn cả ! I. ViettelPay là gì?Dành cho bạn nào chưa biết thì ViettelPay là một ngân hàng số do ông lớn Viettel phát triển – với slogan là "NGÂN HÀNG SỐ NGƯỜI VIỆT". ViettelPay sẽ giúp bạn Thanh toán hoá đơn, chuyển tiền, thanh toán tín dụng, nạp thẻ cào, thanh toán cước viễn thông, đặt vé máy bay, tàu hỏa… vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. data-full-width-responsive="true" Một ưu điểm tuyệt vời của ViettelPay là có mạng lưới các điểm giao dịch dày đặc (khoảng 200.000 điểm giao dịch) phủ rộng khắp 63 tỉnh thành, ngay cả vùng nông thôn. Có lẽ là Viettel vẫn sử dụng chiến thuật "lấy nông thông vây thành thị" – đúng như cái cách mà Viettel đã làm với mảng viễn thông – và họ đã thành công như thế nào thì các bạn đều đã biết rồi. II. Người dùng có thể làm gì với ViettelPay?Có vô số các tiện ích và dịch vụ được ViettelPay hỗ trợ. Trong đó có một số tính năng chính nổi bật như sau:
=> Đó, rất đầy đủ phải không ạ. Chỉ cần một chiếc smartphone có cài ViettelPay là bạn đã gần như làm chủ được các chi tiêu cơ bản trong gia đình rồi. À, nếu có nhu cầu làm thẻ Mastercard ảo thì bạn cũng có thể sử dụng ViettelPay để làm luôn: Cách tạo thẻ MasterCard ảo để thanh toán Online và Quốc tế III. Cách sử dụng ViettelPay rất đơn giảnDưới đây là những bước cơ bản nhất giúp bạn sử dụng tài khoản ViettelPay một cách trọn vẹn nhất: #1. Đăng ký tài khoản ViettelPay+ Bước 1: Trước tiên bạn hãy tải và cài đặt App ViettelPay trên SmartPhone của bạn đã: + Bước 2: Bạn có thể xem video hướng dẫn đăng ký ViettelPay sau đây: Hoặc là bạn có thể xem hướng dẫn bằng hình ảnh bên dưới nhé: + Bước 3: Liên kết tài khoản ViettelPay của bạn với thẻ ngân hàng (đã đăng ký dịch vụ Internet Banking). Còn nếu như bạn chưa có thẻ ngân hàng để liên kết thì có thể ra trực tiếp các điểm giao dịch của Viettel trên toàn quốc để nạp tiền. + Bước 4: Thực hiện nạp tiền từ thẻ ngân hàng vào tài khoản ViettelPay. Vâng, đây là những bước rất cơ bản mà ai cũng có thể tự làm được mà không cần phải hướng dẫn gì nhiều. Và sau khi đã có tiền trong tài khoản rồi thì bây giờ bạn đã có thể sử dụng ứng dụng ViettelPay để thanh toán các dịch vụ mà bạn muốn rồi. Tuy nhiên, theo mặc định thì sau khi tạo xong, tài khoản ViettelPay của bạn đang ở GÓI 1 nên vẫn còn khá nhiều hạn chế, đó là:
Còn sau khi bạn đã nâng cấp lên GÓI 3 rồi thì quyền lợi của bạn như sau:
#2. Nâng cấp lên GÓI 3 ViettelPayNói là nâng cấp vậy thôi chứ chả mất khoản phí nào và chả có gì khó khăn cả. Nhiệm vụ của bạn chỉ là cầm 1 trong những loại giấy tờ bên dưới ra điểm giao dịch của Viettel gần nhất để xác nhận thông tin là xong:
Để tra các điểm giao dịch gần bạn thì có thể vào địa chỉ này: https://vietteltelecom.vn/cua-hang Hoặc là tại app ViettelPay bạn hãy vào tab
Toàn bộ tính năng mà ViettelPay hỗ trợ bạn có thể tự khám phá hoặc có thể xem chi tiết tại đây: https://viettelpay.vn/pdf/Huong-dan-su-dung-ViettelPay.pdf Hoặc: https://1.viettelpay.vn/lien-ket-the-abbank.html IV. Một số nhầm lẫn của người dùng về ViettelPay#1. ViettelPay là ví điện tử?Không phải vậy, nhìn chung thì ViettelPay khá giống với ví điện tử vì có những tính năng tương đồng như rút tiền, thanh toán dịch vụ, chuyển khoản… nhưng thực tế thì ViettelPay là Ngân hàng số. Bởi vì ViettelPay được tích hợp hệ sinh thái dịch vụ và giải trí rất đa dạng. Hơn nữa, ViettelPay có đầy đủ các tính năng tài chính cốt lõi và đồng bộ như một ngân hàng thực. #2. ViettelPay chỉ hỗ trợ cho SIM Viettel?Không phải, bạn có thể sử dụng bất cứ SIM của nhà mạng nào cũng đăng ký được ViettelPay. Vậy nên nếu bạn đang sử dụng SIM của Vinaphone, Mobiphone… thì cũng đừng lo lắng gì nhé. #3. Phải có thẻ ngân hàng mới sử dụng được ViettelPay?Không cần, nếu bạn không có thẻ ngân hàng thì bạn có thể đến trực tiếp các điểm giao dịch của Viettel để nạp tiền vào tài khoản. Với mạng lưới các điểm giao dịch dày đặc và phủ sóng khắp 63 tỉnh thành thì việc nạp tiền là tương đối dễ dàng. Thậm chí, ViettelPay còn có cả dịch vụ đến tận nhà để nạp tiền cho bạn (trong vòng 2 giờ) 😀 Tuy nhiên, trong thời buổi số hóa như hiện nay thì việc trang bị cho mình ít nhất một thẻ ngân hàng có đăng ký Internet Banking là một giải pháp tối ưu hơn, bạn có thể dễ dàng nạp tiền vào ViettelPay hay các ví điện tử khác một cách nhanh chóng hơn. #4. Phải có smartphone mới dùng được ViettelPay?Vâng, đa số mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng với ông lớn Viettel thì lại hoàn toàn khác. Trong trường hợp điện thoại của bạn không có kết nối Internet hoặc bạn sử dụng điện thoại "cục gạch" thì bạn hãy sử dụng cú pháp *998# => bạn vẫn có thể kích hoạt, nạp tiền hoặc rút tiền một cách dễ dàng 😀
#5. Một số giải đáp về số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản ViettelPay
#6. Tài khoản ViettelPay của bạn sẽ ra sao khi bạn gỡ bỏ ứng dụng?Không vấn đề gì cả, bạn chỉ cần cài đặt lại ứng dụng và sử dụng đúng số điện thoại đã đăng ký là mọi thông tin dịch vụ của bạn sẽ được phục hồi. V. Lời KếtTrên đây là những ưu điểm tuyệt vời mà ứng dụng ViettelPay có thể mang lại cho bạn. Mình thì mình vẫn thích nhất khoản chuyển tiền với phí 0 đồng ◉◡◉ Bởi vì đối với một người thường xuyên phải chuyển tiền cho các bạn CTV như mình thì điều này là rất tiết kiệm, nếu tính cả năm thì cũng một khoản kha khá đó 🙂 Còn bạn thì sao, bạn đã sử dụng qua ViettelPay chưa? hay bạn dang sử dụng một dịch vụ nào khác? Hãy chia sẻ dịch vụ mà bạn đang sử dụng để mọi người cùng trao đổi – thảo luận thêm nhé ! À quên, còn những gì hay ho về ứng dụng ViettelPay mà mình quên không liệt kê ở phía trên thì hi vọng bạn sẽ bổ sung thêm bằng cách comment phía bên dưới bài viết này nhé. Mình sẽ cập nhật thêm vào bài viết nếu cần. Thank you ! Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
Đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về bảo hiểm xe máy Posted: 16 Feb 2021 08:40 PM PST data-full-width-responsive="true" Mục Lục Nội Dung Trong lúc tham gia giao thông, nếu không muốn bị cảnh sát hỏi thăm và phạt tiền thì ngoài những lỗi cơ bản như không đội mũ bảo hiểm, thay đổi kết cấu của xe, xe không có gương, hay qua đường không xi nhan… thì có 3 loại giấy tờ mà bắt buộc bạn phải có đó là: Giấy tờ xe (Chứng nhận đăng ký xe): Loại giấy tờ này để chứng minh một điều là xe của bạn là xe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không phải xe ăn trộm, ăn cắp, xe lậu… Bằng lái xe: Là giấy tờ chứng minh rằng bạn đã đủ tuổi lái xe, và bạn đã được cấp bằng để thực hiện tham gia giao thông bằng xe máy. Và một loại giấy tờ nữa là bảo hiểm xe máy – đây là loại giấy tờ rất quan trọng nhưng ít người mua và thường xuyên bị cảnh sát giao thông hỏi thăm vì loại giấy tờ này. Vậy bảo hiểm xe máy là gì, và nó có tầm quan trọng như thế nào thì mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn ở trong bài viết ngày hôm nay, để tránh bị phạt nhé ! Khi biết rằng không có bảo hiểm xe thì sẽ bị phạt, nhiều người sẽ chạy xô đi mua bảo hiểm, tuy nhiên mặc dù đã mua đúng nơi, không phải là bảo hiểm giả nhưng vẫn bị phạt như thường. Vậy tại sao lại xảy ra trường hợp như vậy? Và để các bạn có thể chọn đúng loại bảo hiểm mà không bị phạt thì mình sẽ phân loại bảo hiểm cho bạn dễ hiểu như sau: I. Bảo hiểm bắt buộcMới nghe đến thôi thì chúng ta cũng đã đủ hiểu rồi, đây là loại bảo hiểm mà nhà nước bắt buộc người dân phải mua, không có bảo hiểm này thì sẽ bị phạt. data-full-width-responsive="true" Loại bảo hiểm này có tên đầy đủ là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Có nhiều bạn khi được đề xuất mua bảo hiểm thì tự tin vỗ ngực rằng: "T** tự tin vào trình độ "tổ lái" của mình, nên không mua, mà cho dù bị sao cũng kệ tôi. Không mua là không mua !". Thế nhưng đây là loại bảo hiểm không dành cho bạn, mà bạn mua để dành cho những người khác tham gia giao thông cùng với bạn. Nhưng tất nhiên là bạn cũng có hưởng lợi từ bảo hiểm này, hưởng nhiều là đằng khác – thế nhưng tại sao lại nói nó lại dành cho những người tham gia giao thông với bạn. Nói rõ hơn thì bảo hiểm bắt buộc hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ có nhiệm vụ thay bạn đền bù các thiệt hại do bạn gây ra cho người khác khi tham gia giao thông. Điều này mang lại công bằng cho xã hội – vì cho dù bạn nghèo hay giàu, thì khi gây ra tai nạn, người bị hại vẫn có thể nhận được tiền đền bù. Tiện thể nói về mức đền bù, nếu thiệt hại gây ra về người thì có thể được đền bù tối đa lên đến 100 triệu đồng, còn con số đền bù lớn nhất cho tài sản là 50 triệu. Thế nhưng mình thấy hiện nay, đa số người gây ra tai nạn sẽ trực tiếp trả tiền đền bù do không biết rõ về bảo hiểm. Số tiền cũng lên đến cả trăm triệu chứ chả đùa, trong khi bạn chỉ cần bỏ ra 60.000 đồng mua bảo hiểm, cộng thêm cả thuế VAT nữa là 66.000 đồng/năm. Mức giá quá rẻ rồi còn gì nữa ! Do vậy, qua bài viết này (nói xui một tý), nếu bạn lỡ có gây ra tai nạn thì cũng sẽ chẳng mất oan tiền đền bù đâu nhé ! Tuy nhiên, nhiều người lại muốn khai thác điều này từ bảo hiểm – có nhiều trường hợp đã nghĩ ra nhiều cách để ăn chặn tiền bảo hiểm. Vậy những trường hợp nào sẽ không được đền bù? #1. Bạn cố tình gây ra tai nạnDo muốn nhận được tiền đền bù hoặc là do hiềm khích cá nhân nào đó mà bạn cố tình gây ra tai nạn, thì trường hợp đền bù từ bảo hiểm sẽ không xảy ra. Cái này thì hơi khó xác định nhỉ ! #2. Không có bằng láiCho dù bạn vô tình gây ra tai nạn nhưng nếu bạn không có bằng lái thì xem như là bạn không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông và bạn đã vi phạm luật ATGT, nên bảo hiểm không có trách nhiệm đền bù tai nạn mà bạn gây ra. #3. Bỏ chạy sau khi gây tai nạnNếu bạn gây ra tai nạn rồi bỏ chạy thì bảo hiểm cũng sẽ từ chối, không đứng ra giải quyết cho bạn đâu. #4. Yếu tố đặc biệtNếu như bạn gặp tai nạn do các yếu tố như khủng bố, các thiên tai thì bảo hiểm cũng không có trách nhiệm đứng ra giải quyết đền bù cho bạn. Đó là điều hiển nhiên rồi. => Nói tóm lại, nếu không có loại bảo hiểm này, bạn sẽ bị phạt và số tiền bị phạt là 150.000 đồng. Và loại bảo hiểm có trách nhiệm thay bạn chi trả, đền bù cho người bị tai nạn do bạn gây ra. II. Bảo hiểm tự nguyệnNói về loại bảo hiểm này, nghe cái tên thôi ta cũng đã biết rồi – đây là loại bảo hiểm không bắt buộc mua. Tùy thuộc vào các công ty bảo hiểm mà có nhiều loại bảo hiểm, chính sách bảo hiểm khác nhau để các bạn lựa chọn. Thế nhưng, theo như mình tìm hiểu thì sẽ có 2 loại bảo hiểm chính như sau: #1. Bảo hiểm người ngồi trên xeĐây là loại bảo hiểm dành cho sự an toàn của người lái lẫn người ngồi trên xe. Khi bị tai nạn và bị thương, người mua bảo hiểm sẽ được nhận hỗ trợ một số tiền. Và số tiền này phụ thuộc vào lúc bạn mua bảo hiểm là bao nhiêu. Ví dụ bạn mua gói bảo hiểm 20 triệu thì khi bị tai nạn bạn sẽ nhận được số tiền hỗ trợ tương ứng với mức độ nghiêm trọng của gói 20 triệu. Còn mua gói 100 triệu thì sẽ nhận được hỗ trợ của gói 100 triệu. Do đây là bảo hiểm tự nguyện nên các bạn có thể mua hoặc không – tùy vào mỗi người. Nhưng theo mình nếu có điều kiện thì bạn nên mua loại bảo hiểm này. Phòng còn hơn là chữa mà các bạn, ai mà biết được khi tham gia giao thông ta sẽ bị gì đúng không nào. Thà mình bỏ ra vài trăm nghìn để đổi lấy sự an toàn của bản thân còn hơn là khi bị tai nạn rồi sẽ không được hỗ trợ gì cả. Có đúng không nào? Tuy nhiên lúc mua bảo hiểm, bạn cũng cần phải chọn đúng công ty bảo hiểm uy tín để tránh trường hợp mua nhầm bảo hiểm giả là 1. Còn thứ 2 nữa là tiền nhận lại còn ít hơn cả tiền làm thủ tục để nhận tiền bảo hiểm – các bạn lưu ý nha. #2. Bảo hiểm thân xeLoại thứ 2 là bảo hiểm thân xe, loại này cũng có 2 dạng là bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm mất cắp. Theo như mình tìm hiểu về bảo hiểm này thì nếu chẳng may bị mất xe ta cũng được đền bù, mà cháy nổ ta cũng được đền, số tiền tương ứng với 80% giá trị của chiếc xe bạn đang đi. Tuy nhiên mình thấy có nhiều công ty bảo hiểm họ gộp 2 loại bảo hiểm này lại thành một. Loại bảo hiểm này thì bạn hãy cân nhắc, nếu bạn ở các tỉnh lẻ hay là những nơi có an ninh tốt thì không cần. Còn nếu bạn ở các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh… có tỷ lệ trộm cắp cao thì mua cũng được. Nhưng việc bạn được đền bù khi bị mất xe cũng diễn ra khá là gian nan đấy ●﹏● Bên công ty bảo hiểm cần phải xác minh rõ ràng đây là vụ mất thật hay là do dàn dựng và thủ tục cũng rất phức tạp. Thế nhưng thừa còn hơn thiếu, tuy là mất công hơn, phức tạp hơn nhưng cũng sẽ đỡ hơn biết bao nhiêu khi bạn bị mất một chiếc xe có giá trị phải không ạ. Còn về cháy nổ thì có lẽ cũng chẳng ai dại gì mà đưa xe ra đốt cho vui cả, thế nên thủ tục vô cùng đơn giản thôi. Đọc thêm: III. Lời kếtVâng, như vậy là mình đã giúp các bạn hiểu hơn về bảo hiểm xe máy rồi nhé. Tết nhất rồi, tham gia giao thông nhớ chú ý đảm bảo an toàn nhé các bạn. Đừng để bị công an giao thông hỏi thăm là đen lắm à nha (>‿♥) CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Posted: 16 Feb 2021 08:37 PM PST data-full-width-responsive="true" Mục Lục Nội Dung Xin chào các độc giả của Blog chia sẻ kiến thức, các bạn khỏe chứ? Hôm nay, mình rất vui vì chúng ta lại có cơ hội đồng hành cùng nhau trên hành trình kiếm tìm những điều thú vị mới. Ngay sau đây, mình sẽ đem đến một chủ đề tương đối mới mẻ. Chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe tới những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người dân vùng núi cao rồi nhỉ? Và trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng mình trải nghiệm không khí tưng bừng qua 4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhé ! OK, bắt đầu thôi nào… #1. Chợ Tình (Khau Vai – Hà Giang)Đến với Hà Giang – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, có lẽ bạn sẽ thấy tiếc nuối rất nhiều nếu bỏ lỡ một phiên chợ nồng nàn sắc hương rừng núi – chợ tình Khau Vai. Đây có thể được xem là một trong những phiên chợ đặc sắc nhất miền sơn cước Hà Giang. Bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu nguồn gốc của ngày hội này nhé ! Chợ tình Khau Vai là một lễ hội diễn ra vào ngày 27/3 âm lịch hằng năm, tại bản Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Sự ra đời của phiên chợ này bắt nguồn từ một truyền thuyết về tình yêu của chàng Ba (người dân tộc Nùng) và nàng Út (dân tộc Giáy). Hai người yêu thương nhau say đắm, nhưng do không cùng tổ tiên, dân tộc và cách biệt quá lớn về địa vị xã hội nên mối tình này đã bị ngăn cấm. data-full-width-responsive="true" Bất mãn với gia đình, họ đã đưa nhau trốn lên núi Khau Vai. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai bên gia đình cũng vì thế mà ngày càng thêm sâu sắc. Rốt cục, hai người đành lòng chia tay nhau và trở về làm tròn bổn phận với gia đình… Trước khi chia tay, họ giao ước ngày 27 tháng 3 Âm lịch hàng năm sẽ lại đến Khau Vai hò hẹn, hát cho nhau nghe và tâm sự về những chuyện đã xảy ra trong suốt một năm xa cách. Cũng bởi lẽ này mà phiên chợ tình Khau Vai được tổ chức dành cho những đôi trai gái lỡ duyên. Đến với chợ tình Khau Vai, bạn sẽ được đắm mình vào không khí lễ hội náo nức, tưng bừng. Tất nhiên, các bạn vẫn đang cô đơn thì nên cân nhắc bởi trung tâm của phiên chợ là những cặp tình nhân trẻ trung xuân sắc 🙂 Ngày nay, phiên chợ này kéo dài tới 3 ngày thay vì chỉ diễn ra trong duy nhất một ngày 27/3 như trước. Ngoài đặc quyền được ăn trọn "cẩu lương" của những đôi trai tài gái sắc, bạn còn có thể giải khuây bằng cách tham gia các hoạt động đặc sắc ở phần Hội của phiên chợ như chọi chim họa mi, giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật,…
Để nói về phiên chợ độc đáo này thì bao nhiêu cũng là không đủ. Tại sao bạn không một lần thử xách balo tới mảnh đất Hà Giang tươi đẹp và trải nghiệm phiên chợ tình có một không hai này nhỉ? Biết đâu chúng ta lại tìm thấy nửa kia của mình trong khung cảnh hữu tình ấy thì sao?^^ #2. Lễ Hội Cồng Chiêng (Tây Nguyên)Lễ hội tiếp theo mình muốn giới thiệu với các bạn là một ngày hội đậm đà bản sắc dân tộc – lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là một lễ hội được tổ chức hàng năm và luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa cồng chiêng như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng… Cồng chiêng Tây Nguyên là biểu tượng của sự quyền lực và giàu có. Bởi vậy, lễ hội cồng chiêng như một nghi lễ để người dân nơi đây mong cầu sự no ấm đủ đầy, cũng như thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh. Theo quan niệm của người dân thì đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Chiếc cồng chiêng càng cổ thì quyền năng của vị thần ấy càng mạnh mẽ. Lễ hội cồng chiêng là khoảnh khắc giao thoa giữa nghệ thuật và tâm hồn. Vào đêm hội, các nhạc công tạo ra những thanh âm réo rắt bằng việc phân chia mô hình tiết tấu và kết hợp lại thành một bản nhạc hoàn chỉnh. Đến với lễ hội cồng chiêng, ngoài việc được trải nghiệm không gian nghệ thuật hoành tráng – bạn sẽ càng mãn nhãn khi được tham gia các hoạt động văn hóa mang đậm giá trị tinh thần. Những điệu múa ngây ngất mê say, lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian hay ẩm thực Tây Nguyên… Tất cả những yếu tố độc đáo trên đều góp phần khiến lễ hội cồng chiêng trở thành món ăn tinh thần độc đáo của người dân nơi đây, cũng như đối với khách du lịch trong và ngoài nước đó! #3. Lễ Hội Ok Om Bok (Sóc Trăng, Trà Vinh)Thêm một lễ hội cũng không kém phần đặc sắc của dải đất hình chữ S thân thương, xin được giới thiệu với các bạn lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng), nét văn hóa độc đáo của dân tộc Khơ Me. Lễ hội truyền thống này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Lễ hội Ok Om Bok còn được gọi với cái tên là lễ hội "nuốt cốm dẹp". Sở dĩ xuất hiện cái tên có một không hai này là bởi theo nghi thức trong phần lễ, người Khơ Me tổ chức lễ đút cốm dẹp và ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của thần Mặt Trăng. Vật cúng trăng là hoa quả mùa vụ để người dân bày tỏ lòng biết ơn tới thần Mặt Trăng – vị thần mang tới cho họ sự no ấm, đủ đầy. Trong dịp lễ hội có rất nhiều các hoạt động văn hóa thú vị mà bạn nên một lần trải nghiệm. Đối với những bạn yêu thích văn hóa dân gian thì tham gia lễ cúng trăng hay thả đèn gió là những lựa chọn cực kỳ đúng đắn đó! Bên cạnh những nghi lễ truyền thống, lễ hội Ok Om Bok còn vô cùng sôi động với trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ thể thao đầy khỏe khoắn. Đặc biệt phải kể tới hội đua ghe Ngo – một "gameshow" mang đậm dấu ấn của bản lĩnh phái mạnh vẫn luôn thu hút hàng trăm cổ động viên mỗi dịp diễn ra lễ hội. Ok Om Bok là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của người Khơ Me. Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh mà ngày hội diễn ra tưng bừng hơn cả. Nếu có điều kiện ghé thăm nơi đây, bạn hãy đi vào dịp lễ hội để thưởng thức không gian văn hóa ngập tràn màu sắc này nhé! #4. Lễ Hội Hoa Ban (Tây Bắc)Cuối cùng, mình muốn giới thiệu với các bạn một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của vùng núi Tây Bắc – lễ hội hoa ban. Nghe qua tên đã thấy rất đẹp và thơ rồi nhỉ? Đây là lễ hội truyền thống của người Thái, được tổ chức vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Ngày hội được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với các vị nhân thần tiền bối. Cùng với đó là lời nguyện cầu cho quốc thái dân an, bản mường no ấm. Lễ hội hoa ban là một nét văn hóa tâm linh rất đặc trưng của dân tộc Thái. Như thường lệ, lễ hội được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, người dân mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ vật thường bao gồm một con lợn, mấy nhành hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau – cùng lời ước nguyện của người dân về cuộc sống sung túc đủ đầy. Đến với phần hội, ngoài các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian quen còn có một "love game" vô cùng tình tứ:) Các chàng trai sẽ trèo lên những cây ban hái hoa, và các cô gái ở dưới cầm ớp (tương tự như cái giỏ để đỡ lấy). Có ý với cô gái nào, chàng trai sẽ tìm cách thả hoa và đúng giỏ của cô gái đó. Và ngược lại, nếu lỡ "kết" anh nào, các chị em cũng phải tìm cách đón bằng được hoa của anh chàng đó. Quá kịch tính và thú vị phải không nào?^^ #5. Lời KếtOki, trên đây là những chia sẻ của mình về 4 lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi, nhớ để lại trải nghiệm của riêng bạn bằng cách comment phía dưới nha. Chúc các bạn một ngày tốt lành ! CTV: Ngô Hoàng Mai – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
You are subscribed to email updates from Blog chia sẻ kiến thức: Thủ thuật máy tính chuyên sâu - Công nghệ & Cuộc Sống. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét