[SHARE] 5+ cách lưu lại trang web với định dạng PDF

[SHARE] 5+ cách lưu lại trang web với định dạng PDF


[SHARE] 5+ cách lưu lại trang web với định dạng PDF

Posted: 22 Feb 2021 09:31 PM PST

data-full-width-responsive="true"

Mục Lục Nội Dung

Vâng, trong quá trình lướt web để giải trí cũng như là học tập thì chắc hẳn bạn đã từng thấy những nội dung rất hay và rất hữu ích cho công việc của bạn. Bạn sẽ lưu lại chúng bằng cách nào?

Bookmark trang web lại để xem khi cần – ok, đây cũng là một ý kiến hay. Tuy nhiên, sẽ ra sao khi trang web đó bị "khai tử"? – rất có thể những nội dung hay đó có thể sẽ biến mất vĩnh viễn.

Copy thủ công ra file Word để lưu trữ trên thiết bị của bạn. Đây cũng là một cách hay, vì hiện tại khi bạn copy nội dung của một trang web vào Word thì nó cũng lưu được hình ảnh luôn. Cũng rất tiện..

Ngoài những cách ở trên ra thì trong bài viết này mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một cách nữa, cách này cũng rất hay. Đó chính là lưu trang web với định dạng PDF một cách vô cùng nhanh chóng.

Mình sẽ chia sẻ với các bạn những cách đơn giản nhất để làm việc này, bạn làm theo cách nào cũng được. Okay, giờ bắt đầu thôi nào !

I. Hướng dẫn lưu trang web với định dạng PDF

Đọc thêm:

Sau đây sẽ là phần hướng dẫn chi tiết, các bạn chọn theo cách nào cũng được nhé:

Cách #1: Lưu trang web với định dạng PDF (thủ công)

Cách này thì vô cùng đơn giản thôi, đầu tiên bạn hãy truy cập vào bài viết mà ban muốn lưu => sau đó bấm tổ hợp phím CTRL + P (hoặc nhấn chuột phải => chọn IN) để mở cửa sổ IN lên => sau đó tại phần Máy in đích => bạn chọn là Lưu dưới dạng PDF => sau đó chọn LƯU là xong.

data-full-width-responsive="true"

luu-trang-web-o-dinh-dang-pdf

Cách #2: Lưu trang web với định dạng PDF (web2pdfconvert.com)

+ Bước 1: Bạn copy đường link của bài viết mà mình muốn lưu với định dạng PDF. Ví dụ ở đây là trang nhạc của tui nhé..

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (1)

+ Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào địa chỉ sau: http://www.web2pdfconvert.com/ => tại đây bạn dán link trang web vừa copy vào => rồi click Options để thiết lập theo nhu cầu của bạn.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (2)

+ Bước 3: Bạn có thể thiết lập các lựa chọn như hình bên dưới để tối ưu hóa file PDF một cách chuẩn nhất, và click vào Close để quay lại màn hình convert file.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (3)

+ Bước 4: Tại đây, bạn click chọn Convert to PDF để bắt đầu quá trình chuyển đổi định dạng trang web HTML thành định dạng file PDF.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (4)

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (5)

+ Bước 5: Sau khi convert thành công bạn có 2 lựa chọn lưu file là:

  1. Save to Google Docs (Lưu file PDF của bạn lên Google Drive).
  2. Download PDF (Lưu file PDF này về máy tính của bạn).

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (6)

Trường hợp thứ nhất, bạn chọn lưu file PDF vào Google Drive, ở đây file PDF sẽ được đọc bằng công cụ Google Docs.

Và khi bạn muốn truy cập một nội dung bất kỳ nào trên file, bạn chỉ cần click vào nội dung đó. Ngay lập tức trình duyệt web mặc định của bạn sẽ được bật lên, và truy cập vào nội dung đó.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (7)

Trường hợp thứ hai, bạn chọn lưu file trực tiếp vào Computer.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (9)

Khi bạn mở file PDF lên, bạn có thể click vào nội dung cần truy cập và chọn Allow để truy cập trên trình duyệt mặc định, hoặc ngừng bằng cách chọn Block để sử dụng phần mềm đọc file PDF riêng, ví dụ như máy bạn đã cài Foxit Reader rồi chẳng hạn.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (10)

Cách #3: Save trang web dưới định dạng PDF (pdfcrowd.com)

+ Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ link trên: https://pdfcrowd.com/ => sau đó dán link trang web mà bạn muốn tạo file PDF vào ô trên => rồi click vào nút Convert để bắt đầu lưu trang web với định dạng PDF.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (15)

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (16)

+ Bước 2: Sau đó bạn click vào nút Download your PDF để chọn lưu file PDF về máy tính.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (17)

Test thử kết quả 😀

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (18)

Cách #4: Lưu trang web với định dạng PDF (www.htm2pdf.co.uk)

+ Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ website sau: http://www.htm2pdf.co.uk/ => rồi paste đường link trang web mà bạn muốn chuyển đổi vào => rồi click vào Convert to PDF để quá trình chuyển đổi bắt đầu.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (12)

Quá trình convert đang diễn ra…

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (13)

Sau khi convert xong thì trang web sẽ tự động lưu file PDF vào trình duyệt trên máy bạn. Bạn đợi vài giây rồi nhấn vào file PDF mới download về để xem kết quả thôi.

luu-lai-trang-web-voi-dinh-dang-pdf (14)

II. Ứng dụng hỗ trợ lưu trang web ở định dạng PDF (Android/ iOS)

Nếu như bạn muốn thực hiện việc chuyển đổi này trên điện thoại di động thì bạn có thể thử với những ứng dụng sau đây:

III. Lời Kết

Ok, vậy là mình vừa hướng dẫn xong cho các bạn cách lưu trang web với định dạng PDF rất đơn giản rồi nhé. Có rất nhiều trang có tính năng tương tự như vậy, nhưng mình nghĩ 3 trang web bên trên là quá đủ rồi 🙂

Việc lưu trữ như thế này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc, vậy nên hãy áp dụng ngay khi cần để "bảo tồn" những tài liệu quý trên Internet nhé 🙂

Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !

CTV: Lương Trung – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Let's block ads! (Why?)

Cách chèn Header và Footer vào bảng tính Excel, đơn giản

Posted: 22 Feb 2021 09:29 PM PST

data-full-width-responsive="true"

Mục Lục Nội Dung

Header và Footer trong Excel cũng tương tự như Header và Footer trong Word hay trong PowerPoint. Nó là đoạn văn bản, hình ảnh, đối tượng đặc biệt (số trang, thời gian hiện tại, …) được lập đi lập lại trên các trang tính.

Sự khác biệt duy nhất là ở các bước chèn, nếu như trong Word là nháy đúp chuột vào đầu trang hoặc chân trang, trong PowerPoint là vào tab Insert… thì trong Excel là trong tab Page Layout.

+ Bước 1:

  • Cách 1: Chọn thẻ Insert => chọn Text => trong nhóm Text chọn Header & Footer

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (1)

  • Cách 2: Chọn thẻ View => trong nhóm Workbook Views => chọn Page Layout

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (2)

  • Cách 3: Chọn vào biểu tượng Page Layout trên thanh trạng thái.

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (3)

+ Bước 2: Cửa sổ Excel chuyển sang giao diện làm việc là Page Layout. Bạn nháy chuột vào Add header/ Footer rồi tiến hành nhập/ chèn Header và Footer cho bảng tính Excel.

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (4)

Mặc định Excel sẽ cung cấp cho chúng ta 3 vùng đầu trang và 3 vùng chân trang. Cụ thể là Left, Center, Right/ Header Left, Center, Right/Footer.

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (5)

+ Bước 3: Sau khi chèn xong, chúng ta nên trở về giao diện làm việc mặc định Normal

  • Cách 1: Chọn thẻ View => trong nhóm Workbook Views chọn Normal

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (6)

  • Cách 2: Chọn vào một ô bất kì, A1 chẳng hạn => chọn biểu tượng Normal trên thanh trạng thái.

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (7)

Excel cũng cho phép chúng ta chèn các thành phần đặc biệt vào đầu trang/ chân trang như số trang, tổng số trang, ngày hiện hành, …

Các bước thực hiện

data-full-width-responsive="true"

+ Bước 1: Chọn vào vùng đầu trang/ chân trang cần chèn.

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (8)

+ Bước 2: Trong nhóm Header & Footer Elements tùy chọn các thành phần:

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (9)

  • Page Number chèn số trang.
  • Current Date chèn ngày hiện tại.
  • Current Time chèn thời gian hiện tại.
  • File Path chèn đường dẫn đến tệp tin Excel.
  • File Name chèn tên tệp tin Excel.
  • Sheet Name chèn tên trang tính đang chọn.
  • Picture chèn hình ảnh.
  • Number of Page chèn tổng số trang.

Sử dụng chuột để di chuyển giữa đầu trang/ chân trang hoặc chọn

  • Go to Header để chuyển đến đầu trang
  • Go to Footer để chuyển đến chân trang

Lệnh Go to HeaderGo to Footer nằm nhóm Navigation của thẻ Design (Header & Footer Tools).

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (10)

Nhóm lệnh Option trong thẻ Design (Header & Footer Tools) cung cấp cho chúng ta 4 tùy chọn:

chen-header-va-footer-cho-bang-tinh-excel (11)

  • Different First Page đầu trang/ chân trang của trang đầu tiên khác với các trang còn lại.
  • Scale with Document thay đổi kích thước của đầu trang/ chân trang theo tỉ lệ co giãn của bảng tính khi in.
  • Different Odd & Even Pages đầu trang/ chân trang của trang chẵn và lẽ khác nhau.
  • Align with Page Margins canh biên đầu trang/ chân trang theo lề giấy.

Chú ý rằng đầu trang/ chân trang sẽ không thể nhìn thấy trong giao diện làm việc Normal mà chỉ có thể nhìn thấy khi in ra hoặc trong Page Layout.

#5. Lời kết

Đọc thêm:

Okay, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết với các bạn cách chèn Header và Footer vào bảng tính Excel rồi nhé. Khá là đơn giản phải không ạ 🙂

Tính năng này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được ứng dụng chứ không phải lạm dụng. Tức chỉ những vị trí cần thiết mới chèn và chỉ chèn nội dung cần thiết.

Thông thường thì mình sẽ chèn đầu trang/ chân trang như sau:

    • Đánh dấu chọn 3 tùy chọn nâng cao là Scale with Document, Different Odd & Even PagesAlign with Page Margins
  • Odd Pages Right FooterEven Pages Left Footer chèn Page Number
  • Left Header chèn Sheet Name cho cả OddEven
  • Right Header chèn File Name cho cả OddEven

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Let's block ads! (Why?)

Tại sao lập trình viên nên học cấu trúc dữ liệu và giải thuật?

Posted: 22 Feb 2021 08:28 PM PST

data-full-width-responsive="true"

Mục Lục Nội Dung

Chào các bạn, chúng ta đều biết rằng việc học lập trình vốn không phải là dễ dàng và không phải ai cũng có đủ kiên trì để học và học tốt được.

tai-sao-lap-trinh-vien-nen-hoc-cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat (1)

Với các bạn sinh viên học lập trình nói riêng và những người học lập trình nói chung thì chắc hẳn đều đã nghe đến khái niệm "Cấu trúc dữ liệu và giải thuật".

Và chúng ta cũng được khuyên là nên học, nên tìm hiểu về những kiến thức này. Vậy tại sao lập trình viên lại nên học cấu trúc dữ liệu và giải thuật thì mình sẽ cùng các bạn điểm qua một vài lý do trong bài viết này.

#1. Đó là kiến thức nền

Chắc hẳn các bạn ở đây từng được nhiều người khuyên là học gì thì học, nhưng phải nắm chắc kiến thức nền, kiến thức cơ bản rồi phải không ạ !

tai-sao-lap-trinh-vien-nen-hoc-cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat (1)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là kiến thức nền rất quan trọng

Vậy như thế nào là kiến thức nền, kiến thức cơ bản? Và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?

Thứ nhất, đối với việc học lập trình nói chung thì kiến thức cơ bản là các kiến thức liên quan đến kiểu dữ liệu, câu lệnh điều khiển, câu lệnh điều kiện… Những kiến thức này không của riêng ngôn ngữ lập trình nào cả.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật cũng vậy. Đó là các kiến thức liên quan đến cách tổ chức giữa dữ liệu và các giải thuật trên từng tổ chức dữ liệu đó. Nó là chung cho các ngôn ngữ lập trình.

Vậy còn câu hỏi tại sao nó lại quan trọng thì sao? Vâng, các bạn biết đó, một chương trình máy tính muốn chạy được phải có dữ liệu và các thuật toán.

data-full-width-responsive="true"

Việc đảm bảo được dữ liệu tổ chức theo cấu trúc phù hợp và được thực thi với một thuật toán hợp lý sẽ tăng hiệu suất lên rất nhiều.

#2. Giúp rèn luyện khả năng tư duy

Như mình đã từng đề cập nhiều lần trong các bài viết trước về khái niệm tư duy trong học lập trình – đó là tư duy giải quyết vấn đề.

tai-sao-lap-trinh-vien-nen-hoc-cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat (2)
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là công cụ hữu hiệu trong việc rèn tư duy

Các vấn đề càng mới, càng khó thì càng mang tính rèn luyện cao. Với môn học cấu trúc dữ liệu và giải thuật, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức về cấu trúc dữ liệu (mảng, ngăn xếp, hàng đợi…) và các thuật toán (quy nạp, quay lui, tìm kiếm, sắp xếp, quy hoạch động…) để giải quyết các vấn đề đó sao cho tối ưu nhất.

Không chỉ tối ưu về mặt thời gian mà khi chương trình viết ra phải tối ưu cả về bộ nhớ và không gian lưu trữ. Đó chính là cái khó của môn học này.

Đôi khi cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều cách giải quyết khác nhau, bạn buộc phải tìm xem đâu là cách giải quyết tối ưu nhất.

#3. Là một công cụ đánh giá hiệu quả

Theo như mình biết thì đây là một trong những môn học mà số lượng sinh viên có tỷ lệ bị trượt nhiều nhất.

Hồi học môn này, mình may mắn không bị trượt nhưng điểm số cũng không quá cao mặc dù mình đã rất chăm chỉ.

tai-sao-lap-trinh-vien-nen-hoc-cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat (2)
Các sinh viên nhận giải trong kỳ thi lập trình giải thuật

Vậy tại sao nó lại là một công cụ đánh giá hiệu quả? Đơn giản vì nó khó, không phải bạn cứ chăm chỉ là được, cũng không phải cứ may mắn là được, lại càng không phải lười học cũng qua.

Nhiều trường đại học chọn môn này là một trong những môn học mũi nhọn trong chương trình đào tạo. Với phương châm đào tạo ra các kỹ sư giỏi có khả năng giải quyết vấn đề tốt và nhanh thì đây chính là một công cụ rất hữu ích.

Chắc hẳn bạn từng nghe về các kỳ thi lập trình như ACM, ICPC… và thấy được các bạn có giải cao thường được các tập đoàn lớn trao học bổng hoặc tuyển thẳng vào làm.

Có thể nói kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật là một trong những kiến thức nền, nó mang tính đánh giá khá cao.

#4. Có nhiều ứng dụng trong thực tế

Hồi mới học môn này mình thấy nó khó quá, lại nghe mấy ông anh review là học ra cũng chẳng dùng đến nên cũng không quá đào sâu.

tai-sao-lap-trinh-vien-nen-hoc-cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat (3)
Nhiều thuật toán tìm kiếm ứng dụng trong việc tìm đường đi mê cung

Sau một thời gian đi làm thì mấy thấy họ nói đúng nhưng chưa đủ. Đúng là ở chỗ các kiến thức này ít khi được áp dụng một cách trực tiếp, nhưng chưa đúng ở chỗ là họ bảo chẳng bao giờ áp dụng.

Mình lấy ví dụ hơi chuyên môn một chút đó là: Hồi mới đi làm mình hay code 2 vòng for lồng nhau dẫn đến nhiều trường hợp số lượng bản ghi lớn => chương trình sẽ bị chậm.

Sau này mình biết đến việc dùng Map (một cấu trúc dữ liệu dạng key-value) thay cho vòng for bên trong sẽ giảm mức độ phức tạp và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, hơn nữa nó cũng làm tăng hiệu năng của ứng dụng nữa.

Ngoài ra, khi bạn làm thực tế nhiều khi bạn chỉ việc gọi hàm (API) và truyền tham số mà không để ý bên trong hàm đó hoạt động như thế nào.

Ví dụ về hàm binarySearch() trong Java chẳng hạn, nếu bạn không học về thuật toán tìm kiếm nhị phân thì bạn làm sao mà hiểu được ý nghĩa bên trong hàm này. Có đúng không ạ !

Đôi khi bạn không nhận ra ứng dụng của môn học cấu trúc dữ liệu này, nhưng thực ra là bạn vẫn đang làm việc với chúng hàng ngày đó.

#5. Kết luận

Đọc thêm:

Vậy là trong bài viết này mình đã cùng với các bạn điểm qua một vài lý do để các bạn lập trình viên "nên" học môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật để phục vụ cho công việc của các bạn sau này.

Đây thực sự là một môn học nền tảng giúp bạn rèn luyện tư duy, có thể không cần phải quá giỏi nhưng mình khuyên các bạn đã, đang và sắp học lập trình thì nên học môn này nhé. Đặc biệt là các bạn "tay ngang" có ý định chuyển qua học lập trình.

OK. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nha !

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Let's block ads! (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét