Tìm hiểu một số lệnh trong CMD: Lệnh Shutdown, Restart, Logoff, hibernate.

Tìm hiểu một số lệnh trong CMD: Lệnh Shutdown, Restart, Logoff, hibernate.


Tìm hiểu một số lệnh trong CMD: Lệnh Shutdown, Restart, Logoff, hibernate.

Posted: 26 Jul 2021 03:41 AM PDT


Mục Lục Nội Dung

Tắt máy tính hay khởi động lại máy là những thao tác rất quen thuộc mà ai dùng máy tính cũng đều biết rồi phải không ạ.

Nhưng đó là khi chúng ta sử dụng các phím vật lý có trên máy tính, hoặc là thao tác thông qua các tính năng có sẵn trên hệ điều hành Windows.

Còn ở trong bài viết này mình đang muốn đề cập đến việc bật/tắt/khởi động lại.. máy tính bằng dòng lệnh trong cửa sổ dòng lệnh CMD các bạn ạ.

Vậy nên trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, mình sẽ giúp các bạn làm chủ được các lệnh cơ bản này một cách dễ hiểu nhất, từ đó giúp bạn có thể hẹn giờ tắt máy tính, hẹn giờ để khởi động lại máy, hẹn giờ để đưa máy về chế độ ngủ, tạo shortcut để tắt máy,…

I. Cách Shutdown, Restart, Logoff, Hibernate bằng lệnh trong CMD

Để shutdown, restart, logoff, hibernate bằng lệnh trên Command Prompt thì chúng ta sẽ sủ dụng các lệnh sau đây:

  • Shutdown: shutdown –s –t 0.
  • Restart: shutdown –r –t 0.
  • Logoff: shutdown –l.
  • Hibernate: shutdown –h –t 0.

Sau khi sử dụng, lệnh lập tức sẽ được thực thi. Ta có thể lưu thành shortcut để sử dụng. Chi tiết về cách sử dụng và cấu trúc của câu lệnh thì mời bạn xem tiếp phần bên dưới.

II. Hướng dẫn về lệnh Shutdown trong CMD

Đọc thêm bài viết hay:

#1. Sử dụng lệnh hẹn giờ để tắt máy, khởi động lại máy…

1.1. Cách đặt lệnh

Đầu tiên, bạn có thể hẹn giờ để thực hiện lệnh shutdown như sau:

shutdown "Lệnh-cần-dùng" –t "Thời-gian-tính-bằng-giây"

Trong đó thì "Lệnh-cần-dùng" ta có các lệnh sau:

  • Shutdown (s): Tắt máy.
  • Restart (r): Khởi động lại.
  • Logoff (l): Thoát phiên hiện tại.
  • Hibernate (h): Ngủ đông máy tính.

OK ! Ví dụ bây giờ mình muốn hẹn giờ tắt máy sau 1 tiếng thì ta sẽ dùng lệnh sau:

shutdown –s –t 3600

(3600 giây = 1 tiếng đó các bạn)

Tương tự như vậy, bạn có thể hẹn giờ khởi động lại máy bàng lệnh sau: shutdown –r –t 3600

=> Vâng, sau khi hẹn giờ thì máy tính sẽ có một thông báo như sau:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (1)
Đối với Windows 10, Windows 8
tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (2)
Đối với Windows 7

Khi thời gian hẹn giờ còn lại 1 phút thì Windows sẽ tiếp tục hiển thị một thông báo rằng máy tính sắp được tắt theo lệnh đã đặt.

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (3)
Đối với Windows 10, Windows 8
tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (4)
Đối với Windows 7

Nếu bạn chỉ thêm tham số -t nhưng không thêm thời gian thì mặc định Windows sẽ hẹn giờ là 30 giây.

Ví dụ, nếu mình dùng lệnh shutdown –s –t và không thêm thời gian ở đằng sau thì mặc định, máy tính sẽ tự động tắt sau 30 giây.

1.2. Cách hủy lệnh

Trong trường hợp bạn không muốn thực thi lệnh đã đặt trước đó nữa thì bạn có thể sử dụng lệnh bên dưới để hủy bỏ lệnh đã đặt. Bạn sử dụng lệnh sau:

shutdown –a

Sau khi thực thi, Windows sẽ có thông báo hủy bỏ như hình bên dưới.

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (5)

Hoặc:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (6)

Lưu ý: Lệnh hẹn giờ không có tác dụng với lệnh Logoff (l) nha các bạn. Vậy nên đừng quá cố 😀

#2. Lệnh vào BIOS trong lần khởi động tiếp theo

Bạn không biết cách để vào BIOS vì nó liên quan đến kỹ thuật?

Vâng, đối với Windows 10 thì bạn chỉ cần giữ phím SHIFT trên bàn phím và nhấn Restat là được (xem chi tiết cách làm), tuy nhiên nó không áp dụng được cho các phiên bản Windows cũ.

Nhưng bạn đừng lo điều này, đã có cách đơn giản hơn cho bạn đây 🙂 bạn có thể sử dụng lệnh trong CMD để làm điều này một cách vô cùng đơn giản.

Thực hiện:

Ta chỉ việc thêm tham số -fw vào lệnh shutdown để lần khởi dộng tiếp theo sẽ tự động vào BIOS. Cụ thể hơn thì lệnh đầy đủ sẽ như sau:

shutdown –r -fw –t 60   (với lệnh này thì máy sẽ khởi động lại trong vòng 60 giây và sẽ truy cập vào BIOS khi khởi động lại)

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (7)

Và đây là kết quả khi máy tính khởi động lại:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (1)

Để hủy bỏ lệnh và lần khởi động tiếp theo sẽ vào Windows bình thường thì bạn hãy dùng lệnh:

shutdown –fw -a

Trong một số trường hợp đặc biệt, ta sẽ bị lỗi như sau:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (8)

Nguyên nhân xảy ra lỗi như này phần lớn do bạn chạy lệnh trên máy tính ảo. Windows không hỗ trợ vào BIOS của máy ảo bằng lệnh trong CMD, một số trường hợp khác là do máy đã quá cũ, hoặc hiếm lắm là không hỗ trợ mà thôi.

#3. Lệnh kích hoạt Fast Startup (khởi động nhanh)

Mặc định khi tắt máy bằng lệnh shutdown thì tính năng Fast Startup sẽ không được kích hoạt, cho dù nó có đang được kích hoạt ở trong Power Options đi chăng nữa.

Để có thể sử dụng được tính năng Fast Startup thì ta chỉ việc thêm tham số -hybrid đằng sau tham số -t. Ví dụ:

shutdown -s -t -3600 -hybrid

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (9)

Lưu ý: Bắt buộc phải thêm tham số -s và không thể sử dụng cho các tham số khác như –h, -r,… bởi vì Fast Startup chỉ có tác dụng khi tắt máy.

#4. Lệnh tắt máy ngay lập tức trong CMD

Lệnh này lập tức tắt máy ngay sau khi được thực thi:

shutdown –p

#5. Lệnh bắt buộc tắt hoặc khởi động lại máy

Thông thường, nếu bạn quên lưu một file nào đó mà bạn đang làm dở, hoặc một tiến trình nào đó vẫn đang chạy thì khi tắt máy, Windows sẽ xuất hiện bảng thông báo sau và ngăn việc tắt máy lại:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (10)

Thông thường, ta chỉ việc bấm Shutdown anyway là tắt máy được. Tuy nhiên, ta có cách để bỏ qua luôn thông báo này bằng cách thêm tham số -f khi dùng lệnh shutdown. Cụ thể như sau:

shutdown -p -f

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (11)

#6. Mở hộp thoại Remote Shutdown bằng lệnh CMD

Bạn có thể mở hộp thoại Remote Shutdown giúp tắt hoặc khởi động máy từ xa bằng cách dùng lệnh:

shutdown –i

Khi bạn dùng lệnh này, bắt buộc tham số -i phải đứng đầu, các tham số khác đứng sau đều bị bỏ qua hết.

Và nếu hộp thoại Remote Shutdown xuất hiện, cửa sổ lệnh sử dụng lệnh shutdown –i sẽ không thể dùng lệnh cho đến khi hộp thoại Remote Shutdown tắt.

Khi khởi động sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

tim-hieu-mot-so-lenh-trong-cmd (13)

Phần Computers bạn hãy chọn máy tính bạn muốn tắt hoặc khởi dộng lại máy. Còn ở tùy chọn What do you want these computer to do ta sẽ có 3 lựa chọn sau:

  • Restart: Khởi động lại máy đích.
  • Shutdown: Tắt máy tính đích.
  • Annotate Unexpected Shutdown: Viết lí do tắt hoặc khởi động lại máy đích.

Ở phần Warn users of the action khi tick thì sẽ thông báo thời gian mà máy tính sẽ tắt hoặc khởi động lại.

Phần Display warning sẽ hiển thị thông báo thời gian còn lại để máy đích tắt hoặc khởi động lại. Mặc định sẽ là 30 giây nha các bạn.

Ở phần Shutdown Event Tracker thì bạn không cần để ý. Nếu ai đã sử dụng Windows Server thì sẽ biết đến phần này. Nói nôm na là nêu lí do máy tính tắt hoặc khởi động lại. Ta cứ đến phần COMMENT viết lí do là được, hoặc viết gì cũng được.

#7. Lệnh tắt máy tính từ xa

Thay vì sử dụng hộp thoại ở trên thì các bạn cũng có thể dùng lệnh trực tiếp trong Command Prompt bằng lệnh sau:

shutdown –m \\"Tên máy tính hoặc tên IP" –s (-h, -r) –t 0

Tất nhiên là các máy tính đã liên kết với nhau trong cùng mạng LAN nha các bạn. Và một lưu ý nữa là lệnh trên không thể dùng để Logoff máy tính từ xa.

III. Lời kết

Vâng, như vậy mình đã hướng dẫn xong cho các bạn gần như tất cả các lệnh shutdown trong CMD rồi ha. Chúc các bạn thành công, và đừng quên đánh giá 5*, chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy thích nhé 🙂

CTV: Hoàng Tuấn – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)

Hiểu hơn về biến chủng Delta và tình hình Covid tại Việt Nam

Posted: 25 Jul 2021 07:46 PM PDT


Mục Lục Nội Dung

Chào mừng anh chị em đã quay trở lại với chuyên mục KIẾN THỨC HAY có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com.

Đến với chuyên mục này thì mình tin là bạn sẽ hiểu biết hơn qua từng bài viết, vì nó rất thực tế và gần gũi với cuộc sống thường ngày của chúng ta.

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (2)

Như các bạn biết đấy, gần đây Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung đang phải gồng mình chống chọi lại với đợt đại dịch thứ 4 này.

Không giống với các đợt dịch năm ngoái, đợt dịch lần này là vô cùng nguy hiểm và mức độ thì nghiêm trọng hơn trước rất nhiều.

Ai xem thời sự nhiều thì sẽ biết được rằng, sự nguy hiểm của đợt dịch lần này là do biến chủng Delta của virus Covid-19 gây ra (biến chủng này đến từ Ấn độ).

Nhưng bạn đã thực sự hiểu về mức độ nguy hiểm của chủng virus Delta này chưa?

Nếu chưa hoặc chưa biết rõ về loại biến chủng này thì hãy để mình giải thích kỹ hơn cho các bạn ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé. Okay, giờ thì bắt đầu ngay thôi nào !

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (1)

I. Biến chủng Delta là gì?

Biến chủng Delta là một loại virus được biến đổi dựa trên virus gốc là virus Vũ Hán (virus Corona hay Covid-19). Biến thể này có mã số là B.1.617.2, hay chúng ta vẫn thường gọi là biến chủng virus Ấn Độ, vì nó được xuất phát ở Ấn độ.

Biến thể virus Delta được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2020 tại Ấn độ, và nó đã gây ra sự lây lan nhanh chóng và cực kì nguy hiểm tại Ấn Độ.

Đến ngày 11 tháng 5 năm 2021, chủng virus mới này đã dành được sự "ưu ái" của Tổ chức y tế thế giới WHO liệt vào danh sách VOC, hay nói dễ hiểu hơn là những biến thể Covid-19 cần được lưu ý và "chăm sóc" đặc biệt.

Lý do nó được gọi là biến thể Delta là vì nó là con virus đột biến thứ 4 trong "gia đình" nhà virus Covid-19. Các anh chị em trong nhà gồm có:

  1. Biến chủng Alpha là loại biến chủng xuất hiện đầu tiên ở nước Anh.
  2. Biến chủng Beta xuất phát ở Nam Phi.
  3. Biến chủng Gamma xuất phát ở Brazil.

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (3)

Không giống "thắng bố nó" là virus Corona (virus Vũ Hán), những "thằng con" này rất mất dậy và lợi hại hơn rất nhiều.

Chúng lây lan với tốc độ rất nhanh và đã khiến cho nhiều quốc gia phải điêu đứng, nhiều hệ thống y tế của các quốc gia trên thế giới bị quá tải và thậm chí bị tê liệt hoàn toàn.

"Ba người anh em" trước tuy đã rất mạnh rồi nhưng cũng phải gọi "thằng em" Delta mới này bằng cụ. Bằng chứng thực tế nhất là hiện nay, biến chủng này đã được xem là gương mặt thân quen của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam chúng ta.

Biến chủng này đã giết chết hàng trăm nghàn người ở Ấn Độ và nhiều ngàn người nữa ở các Quốc gia khác trên thế giới.

Và nói đâu xa, hiện nay Việt Nam chúng ta đang phải rất khó khăn để khống chế biến chủng Delta này, nó rất khác so với những lần dập dịch trước đó. Số ca nhiễm 1 ngày hiện nay có khi bằng tổng số ca nhiễm của cả đợt dịch trước cộng lại, vô cùng nguy hiểm.

Gần đây, một trang web của Đức cũng đã thống kê rằng có 96 quốc gia trên toàn thế giới đã xuất hiện loại biến chủng Delta này.

Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là con số chính xác nhất, vì virus vẫn đang tiếp tục lan rộng ra các quốc gia khác trên thế giới. Thế nên trên thực tế, số nước có xuất hiện loại biến chủng virus Delta này có thể đã vượt qua con số 96 rất nhiều rồi.

II. Biến chủng Delta nguy hiểm như thế nào?

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (1)

Bây giờ, hãy đến với thứ mà chúng ta quan tâm nhất, bỏ qua họ hàng hang hốc của loại virus này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của biến chủng mới này xem như thế nào nhé.

Như những thông tin mà mình đã đề cập bên trên thì các bạn đã phần nào hình dung ra được mức độ nguy hiểm của loại biến chủng Delta này rồi đúng không ! Còn bây giờ là những con số thống kê thực tế !

#1. Mức độ lây lan

Đầu tiên, khi xét đến dịch bệnh thì mối nguy đầu tiên mà các nhà khoa học cần phải tìm hiểu và đưa ra giải pháp đó chính là MỨC ĐỘ LÂY LAN.

=> Đây được xem như là một thước đo mức độ nguy hiểm của các loại virus và dịch bệnh.

Đối với chủng Delta của virus Covid-19, đây được xem như là phiên bản lây lan mạnh nhất từ trước đến nay.

Theo thống kê của Bộ Y Tế Vương Quốc Anh, thì 90% số ca nhiễm mới đều là sản phẩm của chủng virus này.

Đồng thời, tốc độ lây lan của biến chủng Delta này nhanh gấp 40-60% so với phiên bản người anh em trước đó, là biến chủng Alpha.

Một cách so sánh khác: Biến chủng Alpha hay còn gọi là biến chủng Anh có tốc độ lây lan gấp 0,5 lần so với virus gốc ở Vũ Hán. Vậy nên loại biến chủng Delta này có tốc độ lây lan nhanh gấp 2 đến 2,5 lần so với loại virus gốc ban đầu.

=> Túm lại, biến thể Delta có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh, nhanh đến nỗi mà các nhà khoa học vẫn thường gọi là "Cơn bão càn quét Châu Á" đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

#2. Tỷ lệ tử vong

Thứ chúng ta quan tâm đến tiếp theo đó chính là tỷ lệ tử vong. Theo như báo cáo của Anh thì trong 92.056 người bị nhiễm biến thể Delta thì chỉ có 117 ca tử vong tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2021.

Chiếm tỷ lệ 0,1%, tỷ lệ này là khá thấp so với các biến chủng khác xuất hiện từ trước. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng vội nghĩ rằng loại virus này chỉ lây lan nhanh mà không gây tử vong nhé.

Bởi tỷ lệ tử vong thấp như vậy là do thế giới đã có kinh nghiệm chống lại với đại dịch này rồi. Hơn nữa, rất nhiều bệnh nhân đã được tiêm vắc xin rồi, thế nên việc tỷ lệ tử vong nói lên mức độ nguy hiểm của loại virus này cũng chưa thực sự chính xác cho lắm.

Vậy để biết được loại virus này nguy hiểm như thế nào thì hãy cùng mình đánh giá qua tỷ lệ nhập viện. Cũng theo một cuộc nghiên cứu của Anh, tỷ lệ nhập viện do loại biến chủng này gây ra lớn hơn đến 85% so với số người phải nhập viện của biến chủng Alpha.

Với tỷ lệ tử vong thấp như vậy, chắc hẳn chúng ta chưa thể đánh giá chính xác được mức độ nguy hiểm của loại biến chủng này.

Tuy nhiên, với một vài số liệu nêu trên thì ta có thể thấy được rằng, biến chủng này nguy hiểm hơn các loại biến chủng anh em trước đó của nó là rất nhiều.

Bởi theo tỷ lệ thuận, khi tốc độ lây lan nhanh => thì tất nhiên số ca tử vong sẽ nhiều hơn đúng không nào.

III. Tình hình dịch bện trong nước hiện nay?

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (4)

Ở thời điểm đầu của đợt bùng phát dịch thứ 4, Bắc Giang được xem như là một vùng dịch lớn nhất trong cả nước, khi mỗi ngày có tới 300 ca nhiễm mới, thì nay con số ấy đã hơn gấp đôi (lên đến 700 ca/ ngày) ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí trong những ngày gần đây thì con số ấy đã lên vài ngàn người/ ngày.

Cũng từ đây mà trong cộng đồng đã xuất hiện 2 làn sóng với 2 ý tưởng giải quyết trái ngược nhau hoàn toàn.

Một bên thì cho rằng, chúng ta nên "sống chung với lũ", vừa chống lại đại dịch, vừa phát triển kinh tế. Bởi vì dịch bệnh cứ hoành hành như thế này, không biết khi nào mới tắt hẳn, còn nếu không phát triển kinh tế thì đất nước sẽ rất khó mà phát triển. Từ đó dân đói, dân khổ..

Bên còn lại thì cho rằng, nếu như không dập tắt được đại dịch thì các ngành kinh tế chủ yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cứ bùng dịch lên rồi sẽ phong tỏa thì các ngành kinh tế cũng chẳng hoạt động được. Thế nên cứ tập trung dập dịch đã rồi phát triển kinh tế sau.

=> Nói chung, đó cũng chỉ là những ý kiến tranh luận trên mạng mà thôi, còn quyết định thì vẫn do chính phủ. Chính phủ đã làm rất tốt trong các lần dập dịch trước đó rồi, vậy nên chúng ta hãy tin tưởng vào quyết định của nhà nước các bạn nhé.

Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với một đợt dịch vô cùng khó khăn và căng thẳng, vậy nên rất cần người dân trong cả nước đồng lòng chống dịch.

Việc dập dịch quan trọng nhất là ở ý thức của mỗi cá nhân, ai cũng tuân thủ theo quy định chống dịch của nhà nước thì thực sự việc dập dịch là không khó.

IV. Chúng ta nên làm gì vào lúc này?

Mình nghĩ điều này thì ai cũng biết và ai cũng thuộc lòng rồi… chỉ có điều là có chịu chấp hành hay không thôi.

Vì đi đâu chúng ta cũng được thông báo và nhắc nhở về Quy định 5K và cách phòng chống dịch Covid-19. Từ báo đài, loa phường, cổng thông tin đại chúng, SMS, cho đến phát thanh truyền hình…

Tuy nhiên, mình cũng phải nhắc nhẹ lại cho toàn thể anh em của Blog biết về cách phòng tránh, để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Đầu tiên cách bảo vệ tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại (trên toàn thế giới) vẫn là tiêm vắc xin. Tuy nhiên không phải cứ muốn tiêm là được, cần phải có nguồn vắc xin và đủ nguồn lực thì mới áp dụng được rộng rãi cho toàn dân.

Điều này thì nhà nước vẫn đang cố gắng hết sức để mọi người dân trên đất nước Việt Nam chúng ta được tiêm vắc xin trong thời gian sớm nhất.

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (5)

Tuy nhiên, nếu chưa được tiêm vắc xin thì chúng ta cũng đừng nên quá nóng vội, bởi nóng vội cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì 🙂

Vậy nên hãy tự bảo vệ bản thân và xã hội bằng cách thực hiện nghiêm Quy định 5K về phòng chống dịch của nhà nước, cụ thể như sau:

khau-hieu-5k-cua-chinh-phu

Nhắc lại lần nữa:

hieu-hon-ve-bien-the-virus-delta (1)

Và trong cái thời điểm kinh tế khó khăn như thế này thì anh em cũng nên nắm được nội dung của các chỉ thị nhé, không đến lúc bị phạt mấy củ lại bảo đen.

chi-thi-15-16-19

V. Lời kết

Trên đây là những thông tin về biến chủng Delta của Covid 19 mà các bạn nên nắm được. Đồng thời, chúng ta hãy chung tay và đồng hành cùng nhà nước để dập được đợt dịch này trong thời gian sớm nhất nha các bạn.

Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích thì hãy vote 5* và share cho mọi người cùng hưởng ứng nha các bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe trong đợt dịch khó khăn này !

Đọc thêm:

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

5 / 5 ( 3 votes )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét