Duolingo là gì? Ứng dụng Duolingo có thực sự hiệu quả?

Duolingo là gì? Ứng dụng Duolingo có thực sự hiệu quả?


Duolingo là gì? Ứng dụng Duolingo có thực sự hiệu quả?

Posted: 31 Oct 2021 12:38 AM PDT


Mục Lục Nội Dung

Bạn đang muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh mỗi ngày?

Bạn đang muốn nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ?

Bạn hoàn toàn bị mất căn bản (mất gốc) với ngôn ngữ tiếng Anh?

Hay đơn giản chỉ là bạn muốn giao tiếp được bằng ngôn ngữ tiếng Anh để phục vụ cho công việc? Vậy thì ở đây, ngay lúc này sẽ có câu trả lời cho bạn:

duolingo-la-gi (1)

DUOLINGO – Chương trình luyện tiếng Anh tại nhà miễn phí, đơn giản và hiệu quả, giúp cải thiện tất cả kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết Tiếng Anh của bạn !

Mình nói thêm là, bài này mình viết để chia sẻ trải nghiệm sử dụng của mình, cũng như việc tìm lại hứng thú với việc luyện tiếng Anh, chứ Duoling không trả phí cho mình để PR quảng cáo gì đâu nhé, hoàn toàn là kinh nghiệm sử dụng của cá nhân mình, vậy nên đơn giản là mình chỉ muốn chia sẻ đến nhiều bạn đang muốn học tiếng Anh mà hay bị lười như mình. Vậy thôi !

#1. Duolingo dạy những ngôn ngữ nào?

duolingo-la-gi (1)

Duolingo là một ứng dụng rất đa năng và linh hoạt, cung cấp cho người dùng rất nhiều các khóa học, của rất nhiều các ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như:

Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Ý, Tiếng Hà Lan, Tiếng Ireland, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Thụy Điển và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho người nói tiếng Anh.

Cũng như các khóa học Tiếng Anh cho người nói Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Ý, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hà Lan, Tiếng Nga, Tiếng Ba Lan, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Hungaria, Tiếng Romania, Tiếng Nhật, Tiếng Hindi, Tiếng Indonesia, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Séc, Tiếng Việt…

Hầu như mọi ngôn ngữ bạn muốn học đều có thể tìm thấy trên Duolingo.

Hiện nay, Duolingo đã có cả phiên bản website (trên máy tính) và app ứng dụng trên điện thoại smartphone.

– Phiên bản Website có giao diện như hình bên dưới:

Địa chỉ: https://www.duolingo.com/

duolingo-la-gi (7)

– Còn đây là app Duolingo cho điện thoại:

duolingo-la-gi (3)

Mình đã cài đặt và đã có những nhận xét tích cực về ứng dụng này ^^

duolingo-la-gi (2)

– Cách đăng ký tài khoản Duolingo thì vô cừng đơn giản, bạn có thể đăng ký thông qua tài khoản MAIL /FACEBOOK/ GMAIL nha các bạn, hoàn toàn miễn phí và dễ dàng.

duolingo-la-gi (2)

#2. Duolingo có những bài học gì?

Để tránh nhàm chán với việc học một loại ngôn ngữ mới, Duolingo sẽ giúp bạn hứng thú hơn, cảm giác như bạn đang thử thách với vài ván game chứ không hẳn là đang vùi đầu vào việc học, vậy nên hoàn toàn không có bất cứ áp lực gì, mà trái lại còn có cảm giác rất thích thú nữa là đằng khác.

Duolingo sẽ có những chủ đề cho bạn tự chọn, một chủ đề sẽ có Level từ 1 -> 5. Khi bạn vượt qua từng chủ đề thì bạn sẽ có được một số điểm thưởng. Nếu sai lỗi trong quá trình làm thì sẽ bị trừ điểm và nếu hoàn thành xuất sắc không phạm sai lầm thì sẽ được cộng thêm điểm.

duolingo-la-gi (8)

Ngoài ra, bạn còn có thể tranh đua điểm số để vượt qua các vòng bảng cùng với bạn bè trên khắp thế giới, với số điểm thưởng và thứ bậc mỗi ngày. Cái này rất giống mấy game online kiểu đua top đó các bạn 🙂

duolingo-la-gi (5)

Bạn sẽ luôn muốn mình giữ vị trí đầu bảng, vậy nên từ mục đích ban đầu là chỉ học 15 phút mỗi ngày thôi, thì nay có thể bạn sẽ tự nguyện "ôn luyện" đến 30 phút hoặc thậm chí có khi cả tiếng, trong trạng thái " tôi là người chiến thắng"!

#3. Những kỹ năng từ Duolingo

Duolingo cung cấp một phần chức năng cho phép bạn thu âm giọng đọc của bạn (đọc lại những câu thông dung), giúp bạn rèn luyện khả năng nói để có thể nói chuyện như người bản ngữ.

Ngoài ra, Duolingo còn có thêm một phần nữa, đó là bài tập. Những bài tập theo dạng mẫu đối thoại đọc chậm và vừa kèm tình huống, hình minh họa… phải nói là rất gần gũi và dễ dàng tiếp thu hơn hẳn.

duolingo-la-gi (9)

Từ ngày mình tải Duolingo về để luyện tiếng anh thì dường như việc học tiếng Anh của mình trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, bạn hãy thử ngay nhé, không chán như mọi khi nữa đâu.

Một vài hình ảnh Duolingo từ điện thoại của mình ^^

duolingo-la-gi (4)

duolingo-la-gi (6)

Vì một sự nghiệp lương cao, hãy học tiếng Anh ngay bây giờ bạn nha các bạn. Chúc các bạn thành công và đồng thời cũng chúc chính mình luôn ᵔᴥᵔ

Đọc thêm:

CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)

Tại sao công nghệ thực tế ảo (VR) vẫn chưa thông dụng?

Posted: 30 Oct 2021 08:13 PM PDT


Mục Lục Nội Dung

Vào thời điểm ra mắt công nghệ thực tế ảo (VR), đây được xem là bước đột phá và sẽ sớm nở rộ trong tương lai. Thế nhưng trải qua gần 5 năm trên thị trường, công nghệ này vẫn chưa đem lại quá nhiều điều mới mẻ cho thị trường công nghệ. Vậy đâu là lý do kìm hãm VR như vậy? hãy cùng mình phân tích trong bài viết này nhé !

#1. Do giới hạn về công nghệ

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (3)

Như các bạn cũng đã biết, thực tế ảo đòi hỏi sự tương tác giữa nhiều thiết bị với nhau (bao gồm bộ xử lý và phần điều khiển).

Hiện nay, cần phải có những chiếc kính thực tế ảo kết nối với máy tính, máy chơi game thì mới có thể sử dụng được. Chưa kể đến là những thiết bị liên kết trên tay hoặc chân, điều này gây ra sự bất tiện và phiền toái nhất định,  bởi công nghệ thực tế ảo sẽ cần tới sự vận động (thực tế) của cơ thể.

Với công nghệ hiện nay, việc tích hợp hệ thống xử lý lên trên kính đeo là khá khó khăn, bởi chúng phải thực sự mạnh mẽ để gánh được đồ họa cao, phải đủ ổn định trong quá trình sử dụng.

Đơn cử như điện thoại, dù phát triển rất nhanh nhưng chúng chưa bao giờ là thực sự ổn định khi sử dụng ở cường độ cao. Trong khi đó, các ứng dụng thực tế ảo thường khá nặng, vậy nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xử lý của hệ thống.

#2. Chi phí không hề rẻ

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (2)

Để sử dụng một bộ thực tế ảo hoàn chỉnh và chất lượng thì bạn cần phải đầu tư vào đó khoảng 9 triệu đồng, tương đương một bộ PC. Hơn nữa, nó còn phải kết nối với PC, máy chơi game chứ ở thời điểm hiện tại có khá ít ứng dụng chạy được trực tiếp.

Như vậy tạm tính, bạn cần ít nhất là 20 triệu đồng cho một hệ thống thực tế ảo hoàn chỉnh, một số tiền không hề nhỏ với phần lớn người dùng Việt Nam chúng ta. Trong khi đó chúng ta chỉ chơi được một số tựa game, hay sử dụng một số ứng dụng nhất định thôi, thua kém khá nhiều so với các hệ thống giải trí khác.

#3. Ứng dụng vẫn còn hạn chế

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (1)

Vâng, một thiết bị mới cần phải có những ứng dụng tương thích, và thực tế ảo cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Hiện nay, các ứng dụng dành cho thực tế ảo còn rất hạn chế,  phải nói là thua kém hoàn toàn so với các nền tảng khác. Điều này đến từ việc các nhà phát triển vốn không mặn mà với nó cho lắm.

Thị trường không đủ lớn, ưu đãi từ các đối tác là quá ít để các nhà phát triển (kể cả cá nhân) quan tâm tới chúng. Hơn nữa, như mình đã nói ở trên, các ứng dụng thực tế ảo vốn khá nặng nề, đòi hỏi cấu hình cao, nếu phát triển ứng dụng đẹp mà hệ thống không kham nổi thì thật sự hoang phí.

Nếu bạn nào đã xem qua game thực tế ảo rồi thì đều có chung nhận định là đồ họa của nó tương đối đơn giản, không quá phức tạp và cầu kỳ.

#4. Người ngoài nhìn vào trông khá ngớ ngẩn

Đây là một lý do mà ít ai thừa nhận – dù nó là sự thật. Nếu bạn chơi game bình thường trên máy tính, hay đang xem phim một mình và vì một tình huống nào đó khiến bạn bật cười thì….

.. nếu có ai đó nhìn vào, điều đầu tiên họ nghĩ là nhìn bạn trông hơi ngớ ngẩn, vì họ đâu biết là bạn đã thấy gì – hay nghe gì. Đâu phải tự nhiên trước kia các streamer luôn được xem là "thiểu năng" khi nói chuyện một mình với camera, hay là hát hát hò, nhảy múa trước ống kính đâu :))

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (4)

Nhưng bây giờ, với công nghệ thực tế ảo thì có lẽ điều đó còn tệ hơn nữa.

Có lẽ cũng ít nhất một lần bạn đã xem qua những clip hài về những người sử dụng thực tế ảo trên mạng rồi đúng không.

Nào là la hét khi chơi game, giơ tay đánh đám vào không khí, hay khi chơi game đối kháng.. rất nhiều những hành động kỳ cục ^^. Thực sự là khi nhìn vào thì chẳng khác nào một tên ngốc cả, đó là sự thật nếu không xét trên yếu tốc công nghệ.

Vậy nên có lẽ sẽ còn phải khá lâu nữa thì thực tế ảo mới có những bước tiến dài, nhất là khi máy tính, máy chơi game vẫn còn chiếm thế thượng phong và không hề có dấu hiệu suy giảm.

Theo mình, thứ duy nhất hiện tại khả thi với thực tế ảo là diễn hoạt kiến trúc, nội thất. Bởi việc xem nhà và nội thất trước giờ có nhu cầu rất cao.

Với công nghệ thực tế ảo thì người dùng không cần tới tận nơi nữa, không cần đến tận công trường xây dựng mà bạn vẫn có được những hình ảnh có thể nói là gần với thực tế nhất, để bạn có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.

Okay, đó là những nguyên nhân khiến thực tế ảo vẫn chưa có được sự phát triển như mong đợi. Còn bạn thì sao, bạn nghĩ gì về công nghệ thực tế ảo? hãy bình luận phía bên dưới bài viết này và đừng quên ghé thăm Blog Chia Sẻ Kiến Thức để đón đọc những bài viết thú vị tiếp theo nhé !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)

Hướng dẫn lưu File tài liệu và hình ảnh trong Photoshop

Posted: 30 Oct 2021 07:13 PM PDT


Mục Lục Nội Dung

Xin chào ! Bạn khỏe chứ?

Mình hy vọng, bạn vẫn giữ được sự hứng thú trên hành trình chinh phục Photoshop mà không bị thứ gì đó thú vị hơn "bắt đi" mất 😄

Okey, đến thời điểm hiện tại, mình và bạn đã cùng nhau đi qua 5 bài học trong chủ đề "hình ảnh kỹ thuật số" rồi.

Ngày hôm nay sẽ là bài thứ 6, và cũng là bài cuối cùng trước khi chúng ta chuyển sang học cách sử dụng các công cụ "thần thánh" trong Photoshop.

Mình nghĩ mình đã không nói quá, bởi những công cụ của Photoshop thực sự có thể giúp bạn biến một bức ảnh từ thế này.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (1)

Thành thế này.

😱 😱 😱 😱 😱

Mà… tạm gác chuyện đó sang một bên đã. Ngày hôm nay, bạn sẽ được học cách lưu file tài liệu và hình ảnh trong Photoshop.

Nó là một công việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hành và làm việc của bạn sau này. Bởi vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy bắt đầu thôi nào.

(*) Lưu ý: Bạn sẽ thấy mình dùng 2 cụm từ: "lưu file tài liệu""lưu file hình ảnh", thực chất chúng là giống nhau, chỉ có cách gọi thay đổi khác đi theo từng mục đích để giúp bạn dễ hiểu hơn.

  • Lưu File tài liệu: Dùng để chỉ hành động lưu tệp với nhiều lớp (layers) dưới các định dạng như PSD hay TIFF (định dạng làm việc).
  • Lưu File hình ảnh: Dùng để chỉ hành động lưu tệp với một lớp duy nhất dưới các định dạng như JPEG, PNG, GIF… (định dạng đầu ra).

Tham khảo thêm ở bài viết số 7: Các định dạng File ảnh thường gặp trong Photoshop

I. Cách lưu File tài liệu trong Photoshop

Như bạn cũng đã biết, Photoshop có rất nhiều thứ.

Ý mình nói đến ở đây là các tính năng và những cách thức khác nhau để cùng thực hiện một công việc.

Mình không nhớ rõ đã từng đọc ở đâu rằng: "Chính một người kỹ sư phát triển phần mềm Photoshop cũng không thể nào nhớ được toàn bộ tính năng của nó".

Bởi vậy khi là một newbie, bạn đừng bao giờ cảm thấy lo lắng vì đã bỏ lỡ điều gì đó nhé.

Chúng ta chỉ nên học những thứ quan trọng nhất, cần dùng ngay bây giờ, và từ từ bổ sung những thiếu sót theo thời gian. Dùng nhiều ắt sẽ tự quen thôi.

Có rất nhiều cách để lưu file tài liệu trong Photoshop, nhưng dưới đây là hai cách bạn cần nắm rõ trong bài học này.

#1. Tính năng Save

Cách LƯU này thì khá quen thuộc rồi, trong các phần mềm văn phòng bạn dùng hàng ngày như Word, Excel hay PowerPoint cũng có tùy chọn tương tự.

Để lưu file tài liệu trong Photoshop, bạn chọn File => Save ở phần menu, hoặc sử dụng phím tắt là Ctrl + S.

Khi thực hiện Save trong Photoshop thì sẽ có 2 trường hợp:

  1. Bạn lưu lại một file mới.
  2. Bạn lưu lại các chỉnh sửa mới trên một file cũ.

+ Đối với trường hợp 1, máy tính sẽ hỏi bạn muốn lưu file ở đâu.

Lúc này, bạn chọn vị trí lưu file (1). Đặt tên cho file (2). Chọn định dạng tệp là PSD hoặc TIFF (3). Sau đó chọn Save (4) để tiến hành lưu lại.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (1)

(*) Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra, tích chọn dòng Layers để lưu lại các lớp của file tài liệu.

Nếu có hộp thông báo Photoshop Format Options hiện lên thì bạn cứ chọn OK thôi nhé.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (2)

Tạm thời không cần quan tâm đến bảng thông báo này, vậy nên bạn có thể tích chọn Don't show again để nó không hiển thị lại những lần sau.

+ Đối với trường hợp 2, các chỉnh sửa mới của bạn sẽ được lưu "đè" vào file cũ.

Ví dụ, bây giờ mình mở file title.psd vừa được lưu trước đó. Tiếp theo, thêm vào dòng chữ "Kết nối đam mê" và chọn Save để lưu lại.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (3)

Không có hộp thông báo nào hiện lên cả, nhưng khi mở lại file title.psd thì những chỉnh sửa mới của mình đã được lưu tại đó rồi.

Lưu ý rằng, chỉ khi có các chỉnh sửa mới trên file thì nút Save mới khả dụng (tức là mới sáng lên để cho bạn nhấn chọn).

Vậy nên, nếu bạn không chọn được Save thì có nghĩa là file đã được lưu rồi, không cần lưu thêm nữa trừ khi bạn thêm vào các chỉnh sửa mới.

Có một cách rất hay để kiểm tra nhanh chóng xem file đã được lưu hay chưa, mình sẽ chia sẻ nó với bạn trong phần mẹo thêm bên dưới.

#2. Tính năng Save As

Vâng, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách thứ hai để lưu file tài liệu trong Photoshop, đó là sử dụng Save As.

Tùy chọn Save As thì không lưu đè vào file cũ, mà tạo ra một file mới để lưu lại các chỉnh sửa.

Nó rất thích hợp để sử dụng nếu bạn muốn tạo ra các phiên bản hình ảnh khác nhau, nhưng vẫn giữ lại hình ảnh gốc.

Ví dụ, mình cần thêm một phiên bản hình ảnh vuông của file title.psd.

Mình sẽ chỉnh sửa nó, sau đó chọn File => Save As hoặc sử dụng phím tắt là Shift + Ctrl + S. Đặt tên cho file mới và lưu lại. Như vậy là mình đã có hai phiên bản hình ảnh, lưu ở 2 file hoàn toàn khác nhau.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (4)

Bây giờ, mình có thể tiếp tục sử dụng Save As để lưu thêm nhiều phiên bản hình ảnh khác nữa nếu muốn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Save As để lưu lại một file mới tạo lần đầu (chưa lưu), lúc này Save As cũng giống như tùy chọn Save vậy.

II. Cách lưu file hình ảnh trong Photoshop

Vâng, nếu lưu file tài liệu giúp bạn có thể dễ dàng quay lại chỉnh sửa trong những lần sau thì lưu file hình ảnh giúp bạn xuất hình ảnh để sử dụng ngay.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn chia sẻ hình ảnh mới Edit cho bạn bè qua Zalo, Facebook hay để đăng lên website, thì bạn sử dụng lưu file hình ảnh.

Cũng có nhiều cách lưu file hình ảnh khác nhau trong Photoshop, nhưng dưới đây là hai cách cơ bản bạn cần nắm được.

#1. Export As

Tùy chọn Export As sẽ giúp bạn lưu file hình ảnh thành một định dạng cụ thể như:

  • PNG
  • JPG
  • GIF
  • SVG

Để lưu file hình ảnh, bạn chọn File => Export => Export As ở phần menu, hoặc sử dụng phím tắt là Alt + Shift + Ctrl + W.

Cửa sổ Export As hiện lên, có 3 vùng bạn cần lưu ý là:

  • (1) Vùng xem trước hình ảnh
  • (2) Vùng tùy chỉnh thông số cho hình ảnh
  • (3) Vùng tùy chỉnh mở rộng

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (5)

+ Trong đó, vùng xem trước hình ảnh cho phép bạn biết trước hình ảnh trông sẽ thế như thế nào sau khi thực hiện các tùy chỉnh.

+ Tại vùng tùy chỉnh thông số cho hình ảnh, bạn có thể thay đổi các thông số về định dạng tệp, kích thước, kích cỡ hình ảnh, siêu dữ liệu…

Tuy nhiên trong vùng này, bạn chỉ cần nắm rõ các phần sau:

1.1. File Settings

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (6)

  • Formart: Chọn định dạng tệp
    • PNG – Transparency: Lưu giữ độ trong suốt
    • PNG – Smaller File (8-bit): Lưu ảnh dưới dạng PNG-8 (sẽ nhẹ hơn so với PNG-24)
    • JPG – Quality: Giữ chất lượng ảnh ở mức bao nhiêu % (chất lượng ảnh càng thấp thì file càng nhẹ)

1.2. Image Size

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (7)

  • Width: Kích thước chiều rộng của hình ảnh
  • Height: Kích thước chiều cao của hình ảnh
  • Scale: Tỉ lệ kích thước hình ảnh (Vd: nếu chọn 200%, ảnh sẽ to gấp đôi)
  • Resample: Phương thức lấy lại mẫu (bạn cứ để mặc định là được)

1.3. Canvas Size

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (8)

  • Width: Kích cỡ chiều rộng của hình ảnh
  • Height: Kích cỡ chiều cao của hình ảnh

Bạn lưu ý: Nếu Canvas Size lớn hơn Image Size thì hình ảnh sẽ thừa ra một khoảng trống. Ngược lại, nếu Canvas Size nhỏ hơn Image Size, hình ảnh sẽ bị cắt mất một phần và không hiển thị được đầy đủ.

+ Ok, bây giờ chuyển sang vùng tùy chỉnh mở rộng.

Tại đây bạn có thể tạo ra nhiều tỉ lệ kích thước ảnh khác nhau, khá giống với tùy chọn Scale trong phần Image Size.

Ví dụ: Ngoài phiên bản hình ảnh gốc với kích thước 500×200 px, mình muốn tạo thêm hai phiên bản hình ảnh khác với kích thước lớn gấp đôi và gấp ba.

Lúc này, mình sẽ thêm vào hai dòng mới với Size là 2x và 3x trong phần Scale All.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (9)

Sau khi cài đặt xong các thông số, bạn chọn vào nút Export All và chọn vị trí để tiến hành lưu file hình ảnh.

Như trong ví dụ của mình, mình đã lưu được 3 file hình ảnh khác nhau trong một lần với kích thước gốc và x2, x3.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (10)

Ok, bây giờ chúng ta chuyển sang cách thứ hai để lưu file hình ảnh trong Photoshop.

#2. Save for Web

Cái tên đã nói lên phần nào rồi, Save for Web là cách thức giúp bạn lưu file hình ảnh tối ưu nhất để phục vụ mục đích hiển thị trên màn hình hay trên web.

Bản thân mình chủ yếu sử dụng cách này bởi mình hay làm ảnh cho blog, và còn một lý do nữa, hình ảnh xuất ra với Save for Web sẽ rất nhẹ mà chất lượng thì vẫn ok.

Để lưu file hình ảnh, bạn chọn File => Export => Save for Web, hoặc sử dụng phím tắt là Alt + Shift + Ctrl + S.

Cửa sổ Save for Web hiện lên, có rất nhiều thứ để tùy chọn nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến những phần sau:

  • (1) Vùng xem trước hình ảnh.
  • (2) Vùng tùy chỉnh thông số cho hình ảnh.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (11)

+ Trong đó, vùng xem trước hình ảnh thì bạn đã hiểu rồi.

Bạn có thể chọn vào các tab Original, 2-Up, 4-Up ở phía trên để so sánh sự khác biệt giữa các định dạng đầu ra.

+ Tiếp theo, trong vùng tùy chỉnh thông số cho hình ảnh, bạn chỉ cần quan tâm đến phần PresetImage Size, những phần khác chúng ta sẽ tìm hiểu về sau.

Trong phần Preset, bạn có thể lựa chọn nhiều định dạng tệp khác nhau, nhưng chúng ta thường sử dụng nhiều nhất vẫn là:

  • GIF
  • JPEG / JPG
  • PNG-8, PNG-24

Còn phần Image Size, nó cho phép bạn thay đổi kích thước hình ảnh cũng giống như trong các cách lưu file hình ảnh trước đó.

=> Sau khi cài đặt xong, bạn chọn vào nút Save ở dưới cùng để tiến hành lưu file.

III. Chia sẻ một số mẹo thêm cho bạn

Dưới đây là những mẹo hữu ích mà mình muốn chia sẻ với bạn, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một chút thời gian khi lưu file đấy.

#1. Nhận biết một file trong Photoshop đã lưu hay chưa

Bạn vừa mới thực hiện một vài chỉnh sửa nhưng lại không nhớ là đã lưu hay chưa, vậy thì bạn chỉ cần nhìn vào Tab tài liệu (Document tab).

Nếu thấy một dấu * nhỏ nhỏ ở đó thì có nghĩa là những chỉnh sửa của bạn vẫn chưa được lưu.

luu-file-tai-lieu-va-hinh-anh (12)

Sau khi bạn lưu file, dấu sao sẽ tự biến mất.

#2. Cách đặt tên cho file đơn giản và khoa học

Đây không phải là một cách chuẩn chỉnh, nhưng nó hiệu quả với mình và bạn có thể dùng thử xem:

  • Đối với một file gốc, mình sẽ đặt tên cho nó theo cấu trúc là name.
  • Với một file đã qua đã chỉnh sửa, mình đặt tên nó là name_ED. ED là từ mình dùng viết tắt cho từ Edit, còn bạn thích đổi là gì cũng được.
  • Nếu một file đã qua chỉnh lần 2, 3, 4… thì mình đặt tên chúng là name_ED_2, name_ED_3, name_ED_4…
  • Hoặc để dễ nhớ hơn nữa, mình sẽ kèm thêm một số từ mô tả về file hình ảnh. Ví dụ như name_ED_2-square, name_ED_2-black…
  • Cuối cùng, với một file đã chỉnh sửa hoàn tất, mình đặt tên nó là name_done hoặc name_final.

Bạn có nghĩ ra cách nào hay hơn không? Hãy chia sẻ cho mình với nhé.

IV. Kết luận

Vâng, trên đây là những cách lưu file tài liệu và hình ảnh trong Photoshop mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Về cơ bản thì như vậy là đã đủ dùng rồi. Ở những bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi khám phá các công cụ trên bảng điều khiển (Panels) trong Photoshop nhé.

Chắc chắn sẽ rất thú vị đấy, vậy nên bạn đừng bỏ lỡ nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !

Đọc thêm:

CTV: Nguyễn Hồng Sơn – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét