Dự báo nguy cơ tấn công mạng diện rộng do 6 lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Servericon0

23/07/2021  18:33  GMT+7

Cùng với việc cảnh báo 6 lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Server, Trung tâm NCSC cũng dự báo các lỗ hổng này sẽ sớm có mã khai thác công khai trên Internet, có thể đưa đến nguy cơ tấn công mạng trên diện rộng.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cho biết, ngày 20/7, Oracle đã công bố 342 bản vá trong bản phát hành các bản vá quan trọng tháng 7 cho những điểm yếu, lỗ hổng trên sản phẩm của mình.

Trong đó, có nhiều lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng nghiêm trọng. Nổi bật là 6 lỗ hổng bảo mật CVE-2021-2394, CVE-2021-2397, CVE-2021-2382, CVE-2021-2378, CVE-2021-2376 và CVE-2021-2403 trong sản phẩm Oracle WebLogic Server. Ba lỗ hổng CVE-2021-2394, CVE-2021-2397 và CVE-2021-2382 được đánh giá có mức ảnh hưởng nghiêm trọng, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa mà không cần xác thực.

Dự báo nguy cơ tấn công mạng diện rộng do 6 lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Server
Các lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Server có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, cho phép đối tượng tấn công truy cập trái phép máy chủ mục tiêu. (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia NCSC, phần mềm Oracle WebLogic Server được sử dụng nhiều trong hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam, đặc biệt là cơ quan chính phủ, ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn, doanh nghiệp và các công ty lớn. 

Từ nhận định trên và thực tế triển khai công tác giám sát an toàn thông tin những năm gần đây, Trung tâm NCSC dự báo những lỗ hổng mới trong Oracle WebLogic Server sẽ sớm có mã khai thác công khai trên Internet. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tấn công mạng trên diện rộng trong thời gian tới.

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Trung tâm NCSC khuyến nghị các đơn vị cần kiểm tra, rà soát và xác định máy chủ web có sử dụng Oracle WebLogic để phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ tấn công thông qua các lỗ hổng bảo mật kể trên và những sản phẩm khác có trong danh sách cảnh báo của Oracle tại website của hãng tại địa chỉ: https://www.oracle.com/ security-alerts/cpujul2021.html.

Các chuyên gia Trung tâm NCSC cho biết, tại thời điểm này, Oracle chưa có công bố về biện pháp khắc phục thay thế để giảm thiểu nguy cơ tấn công. Vì thế, cách tốt nhất để khắc phục các lỗ hổng bảo mật mới phát hiện là cập nhật bản vá theo hướng dẫn của hãng này.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.

Trường hợp cần thiết có thể liên hệ Trung tâm NCSC - đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin theo số điện thoại 02432091616 và thư điện tử ais@mic.gov.vn để được hỗ trợ.

Vân Anh

Hacker khai thác lỗ hổng tấn công hệ thống CNTT trọng yếu tại Việt Nam

Hacker khai thác lỗ hổng tấn công hệ thống CNTT trọng yếu tại Việt Nam

Trong gần 1 triệu vụ tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu được Trung tâm An toàn thông tin mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ ghi nhận, cảnh báo và xử lý hằng năm, tấn công bằng phương thức khai thác lỗ hổng chiếm hơn 87%.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét