Những lý luận về Giá trị


Những lý luận về Giá trị

  • Aristote: phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của vật phẩm. Để thực hiện được trao đổi thì chúng phải bằng nhau thông qua công cụ tiền tệ.

  • Saint Thomas d’Aquin: ngoài việc giá cả được đo thông qua hao phí lao động là cơ sở thì giá cả hàng hoá còn khác nhau nếu người giao dịch thuộc đẳng cấp khác nhau và khi đó mới gọi là giá cả công bằng.

  • William Petty: Giá cả có 2 loại: giá cả chính trị (giá thị trường) và giá cả tự nhiên (giá trị). Giá thị trường mang tính ngẫu nhiên, khó xác định. Giá cả tự nhiên phụ thuộc vào giờ lao động và đất đai, do đất đai tốt sẽ dẫn đến năng suất tăng.

  • Francois Quesnay: giá trị chỉ được tạo ra trong sản xuất, không phải trong lưu thông. Công nghiệp chỉ đóng vai trò tạo ra máy móc phục vụ cho nông nghiệp và nông nghiệp mới là lĩnh vực tạo ra sản phẩm gia tăng, do nhờ đất đai giúp tăng sản phẩm đầu ra (Steven Pressman 2003).

  • Anne B. J. Turgor: Giá trị có 2 loại: giá trị chủ quan và giá trị khách quan (được đánh giá bởi thị trường. Giá trị trao đổi phụ thuộc giá trị chủ quan (được đánh giá bởi người mua), nghĩa là giá trị trao đổi do lợi ích sản phẩm đối với người mua quyết định chứ không phải do lao động quyết định.

  • Adam Smith:
    • Khẳng định giá trị sử dụng không quyết giá trị trao đổi.
    • Tất cả lao động đều tạo ra giá trị và lao động là thước đo cuối cùng của giá trị, Nhưng lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
    • Trong nền kinh tế giản đơn giá trị do lao động tạo thành, nhưng trong nền kinh tế thị trường giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành, là tổng 3 yếu tố lương, lợi nhuận, địa tô, nhưng tiền lương là thước đo lý tưởng nhất để đo giá trị.
    • Trong nền kinh tế giản đơn, giá trị hàng hoá có thể được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi là số lượng hàng hoá khác. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển thì giá trị hàng hoá được biểu hiện thông qua tiền tệ.

  • David Ricardo:
    • Ngược lại với Smith, giá trị không phụ thuộc vào lương, lương tăng thì sẽ khiến lợi nhuận giảm vì vậy giá trị không đổi.
    • Giá trị luôn do lao động quyết định, không những chỉ lao động hiện tại mà còn cả lao động trong quá khứ của các nguyên liệu, máy móc… mặc dù ông chưa phân tích việc phân bổ chúng như thế nào.
    • Hai nhân tố ảnh hưởng đến giá trị: đối với hàng khan hiếm thì giá do chính giá trị sử dụng của hàng hoá quyết định. Đối với hàng phổ cập thì do lao động quyết định giá.

  • Jean Baptiste Say:
    • Giá cả là thước đo của giá trị, còn giá trị là thước đo của ích lợi sản phẩm. Ích lợi càng nhiều thì giá trị càng cao, sản phẩm càng nhiều thì giá trị àng lớn. Ích lợi có thể như nhau mặc dù mục đích sử dụng khác nhau.
    • Ích lợi có 2 loại , loại không tốn tiền mua, không mất sức lực để có và loại phải mua do có chi phí để sản xuất.

  • Pierr J. Proudon:
    • Giá trị gồm giá trị sử dụng thể hiện sự dồi dào, giá trị trao đổi thể hiện sự khan hiếm (đối lập nhau).
    • Hàng hoá chỉ được trao đổi khi hai giá trị sử dụng và giá trị trao đổi bằng nhau qua giá trị xác lập. Giá trị xác lập lại do quá trình trao đổi xác nhận và được xã hội dần thừa nhận.

  • K. Marx: giá trị do lao động tạo thành nhưng lao động có 2 loại: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá.

  • Trường phái Tân cổ điển:
    • K. Menger: giá trị tuân theo quy luật Lợi ích biên giảm dần, nghĩa là vật càng nhiều thì lợi ích càng giảm, lợi ích của vật sau ít hơn lợi ích của vật có trước.
    • Bohm Bawerh: giá trị gồm 4 hình thức: Giá trị sử dụng chủ quan, Giá trị trao đổi chủ quan, Giá trị sử dụng khách quan và Giá trị trao đổi khách quan.
VD:     Để xác định giá trị của tủ sách thì căn cứ vào người chủ sở hữu nó. Nếu chủ là nhà buôn thì tủ sách có giá trị trao đổi. Nếu chủ là nhà trí thức thì nó có giá trị sử dụng. Cả nhà buôn và nhà trí thức đều là chủ quan. Vậy tủ sách có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi chủ quan.
            Nếu đốt một mét khối củi để tạo ra nhiệt lượng rồi dùng vào việc gì đó thì nó có giá trị sử dụng khách quan. Nhưng nếu căn cứ vào số nhiệt lượng tạo ra và đem đổi củi để lấy vật khác thì nó có giá trị trao đổi khách quan. Khách quan ở đây là vì củi tạo ra nhiệt lượng, không phụ thuộc vào ý muốn của người khác.
    • Von Wieser: giá trị khác ích lợi. Muốn tăng giá trị hàng hoá thì phải tạo ra sự khan hiếm. Nếu lượng tăng mãi thì ích lợi của vật không bằng không mà vật chỉ có ích lợi trừu tượng và không tạo ra giá trị.


Bài viết được tóm lược dựa trên nội dung sách của Đinh Sơn Hùng và Trương Thị Hiền 2009, Những vấn đề cơ bản của các Lý thuyết kinh tế, NXB Tổng hợp Tp. HCM. Ngoài ra có tham khảo thêm sách của Steven Pressman 2003, 50 nhà kinh tế tiêu biểu, NXB Lao động để giải thích.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét