Ngôn ngữ học, p4 - Cú pháp học


Cú pháp học (Syntax) là ngành khoa học nghiên cứu về sự sắp xếp các từ, ngữ để tạo thành ngữ, câu có ý nghĩa. Mỗi ngôn ngữ khác nhau có sự sắp xếp khác nhau nên có sự phân tích cấu trúc ngữ pháp khác nhau.
  • Cụm từ (Phrase): còn gọi là ngữ, do nhiều từ kết hợp tạo thành và có ý nghĩa
VD:     my house, pupils’ books, a book of mine, …
  • Câu (Sentence): do sự kết hợp của từ, ngữ hoặc câu tạo thành. Câu có thể có đầy đủ kết cấu Chủ - Vị (Mệnh đề - Clause) hay không đầy đủ Chủ - Vị (Câu tỉnh lược). Câu phải có ý nghĩa và có thể đứng độc lập. Trường hợp là câu tỉnh lược thì có thể suy luận ra được cấu trúc ngữ pháp dựa vào câu hỏi của câu đó.
VD:     My book is in English.
            Who did it? I. / (Đầy đủ: I did it.)

Phân tích cấu trúc Câu (Tree Diagram):
Khi phân tích cấu trúc câu luôn phân chia thành 2 phần, Chủ và Vị (trừ trường hợp câu tỉnh lược).

Có thể lập cấu trúc phân chia cho đến đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia được như Hình vị. thường phân chia đến đơn vị là Từ, hoặc Ngữ ở cấp độ 2 từ, kết hợp giữa Danh từ với các Mạo từ, Tính từ… mang tính bổ nghĩa (Modifier).
Từ được chia thành 2 nhóm[1]:
  • Từ mở (Open Classes): gồm có Danh từ (Noun), Động từ (Verb), Tính từ (Adjective) và Trạng từ (Adverb). Các từ này thường có khuynh hướng liên hệ với các vật, hành động trong cuộc sống.
  • Từ đóng (Closed Classes): gồm: Đại từ (Pronounce), Số từ (Numeral), Xác định từ[2] (Determiner), Giới từ (Prepostion) và Liên từ (Conjunction). Các từ này có khuynh hướng chỉ liên hệ với chính bản thân từ đó trong câu.

Phân chia cấu trúc câu có thể chia làm 2 kiểu chia:
  • Từ trên xuống: theo cấp độ cấu trúc Câu rồi chia nhỏ theo Từ (ở đây sẽ chủ yếu sử dụng dạng này do các sách tham khảo tiếng Anh đều sử dụng).
  • Từ dưới lên[3]: theo cấp độ Từ, Ngữ rồi đến Câu.

Câu được chia làm 3 loại[4]:
  • Câu đơn: chỉ gồm một cấu trúc Chủ - Vị
  • Câu phức: gồm nhiều Chủ - Vị nhưng chỉ có một Chủ - Vị chính trong câu
  • Câu ghép: gồm nhiều Chủ - Vị và được nối với nhau, có quan hệ ngang nhau trong câu về mặt ngữ pháp, nghĩa là được nối chứ không bị lồng ghép nhau.

Ngữ có 5 chức năng trong câu[5]:
  • Chủ ngữ (Subject): thường là ngữ danh từ.
VD:     She smiles.
  • Động từ (Verb): là ngữ động từ, gồm động từ chia thuộc ngữ pháp (Auxiliary Verb) và động từ mang ý nghĩa chính (Lexical Verb)
VD:     She is singing a song.
            She sings a song.
  • Tân ngữ (Object): thường là các Danh từ, Đại từ, có 2 loại
    • Tân ngữ trực tiếp (Direct Object) nếu đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi hành động của Chủ ngữ. Để nhận biết một câu có Tân ngữ trực tiếp không thì cần đặt câu hỏi What, Whom, nếu có câu trả lời thì câu đó có Tân ngữ trực tiếp.
    • Tân ngữ gián tiếp (Indirect Object), đối tượng nhận Tân ngữ trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết, câu trả lời cho To whom, for whom[6].
VD:     Jim is waiting for a big surprise.
                              Jim gave his wife a yellow flower.
  • Bổ ngữ bắt buộc (Complement)[7]:
    • Bổ ngữ Chủ ngữ (Subject Complement): giống Tân ngữ nhưng là đứng sau các Linking verbs bổ nghĩa cho chính Chủ ngữ.
VD:     Jim has become a qualified engineer.
    • Bổ ngữ Tân ngữ (Object Complement): bổ nghĩa cho Tân ngữ chứ không phải Chủ ngữ.
VD:     I consider Jim a qualified engineer.
    • Bổ ngữ Động từ (Verb Complement): chính là các Tân ngữ trực tiếp và gián tiếp.
VD:     Jim gave his wife a yellow flower.
  • Bổ ngữ tự do (Adjunct): thường là các Ngữ Trạng từ, Giới từ hay Danh từ, mục đích thêm vào câu để nghĩa thêm phong phú, nhưng có thể bỏ đi mà nghĩa của câu không bị thay đổi.
VD:     Tom walked there very quickly.
            Sue walked to the farm after lunch.




Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu tỉnh lược.  



Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu đơn.
 

Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu đơn.

 Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu đơn.


Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu đơn.



Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu đơn.




Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu phức. 



Kiểu phân chia từ Trên xuống, với cấu trúc là Câu ghép.



Kiểu phân chia từ Dưới lên, với cấu trúc là Câu đơn. 




Tài liệu tham khảo

  1. Cao Xuân Hạo a 2006, Âm vị học và Tuyến tính – Suy nghĩ về các định đề của Âm vị học đương đại, lần 3, Tp. HCM, NXB Khoa học Xã hội
  2. Cao Xuân Hạo b 2006, Tiếng Việt, Sơ thảo ngữ pháp chức năng, lần 3, Tp. HCM, NXB Khoa học Xã hội
  3. Z.S.Harris, Những phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc, dịch: Cao Xuân Hạo, Tp. HCM, NXB Khoa học Xã hội
  4. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết 2007, Dẫn luận Ngôn ngữ học, lần 12, Hà Nội, NXB Giáo dục
  5. Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung 2006, Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, lần 9, Hà Nội, NXB Giáo dục
  6. Diệp Quang Ban 2006, Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, lần 9, Hà Nội, NXB Giáo dục

  1. Peter Roach 2009, English Phonetics and Phonology, lần 2, England, Cambridge University Press
  2. Howard Jackson 1982, Analyzing English, An Introduction to Descriptive Linguistics, 2nd, Pergamon Institute of English,

  1. Ebook C. L. Baker 1995, English Syntax, 2nd, The MIT Press http://books.google.com.vn/books?id=mb9hyi_kL9YC&pg=PA337&hl=vi&source=gbs_toc_r&cad=3#v=onepage&q&f=false


Website:


[1] Howard Jackson 1982, trang 7
[2] Bổ nghĩa khác cho Danh từ như Mạo từ, Chỉ định từ, Sở hữu cách…, Howard Jackson 1982, trang 10 và http://en.wikipedia.org/wiki/Determiner_(linguistics), truy cập 16/3/2012
[3] Nguyễn Thiện Giáp 2007, trang 259
[4] Diệp Quang ban 2006, trang 112
[5] Howard Jackson 1982, trang 29

0 nhận xét:

Đăng nhận xét