Những lý luận về Thu nhập


Những lý luận về Thu nhập

Lợi ích biểu hiện qua Thu nhập, kích thích con người nâng cao hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

  • Aristote Saint Thomas d’Aquin: phủ nhận lợi nhuận là mục đích của trao đổi nhưng sau đó Aquin thừa nhận lợi nhuận là hợp pháp.

  • Trường phái trọng thương:
    • Tiền tệ biểu hiện qua vàng, bạc là của cải.
    • Lợi nhuận được tích trữ qua trao đổi không ngang giá. Lợi nhuận làm tăng của cải.
    • Trong trao đổi có người được lợi thì có người sẽ bị thiệt. Vì vậy một quốc để giàu có cần phải xuất khẩu nhiều và thu về vàng bạc.

  • Francois Quesnay:
    • Lợi nhuận trong trao đổi chỉ là do tiết kiệm chi phí mà có, còn trong nông nghiệp thì nhờ đất đai tự nhiên mà khối lượng sản phẩm đầu ra được tăng lên (làm tăng của cải), đó mới là thịnh vượng.
    • Nhà tư bản cũng là người tự trả lương cho mình, nên nếu nhà tư bản có lợi nhuận nghĩa là thu nhập kiếm được nhiều hơn số lương cần phải trả cho bản thân họ. Vì vậy lợi nhuận có được chỉ là do vị thế độc quyền hay thuế quan bóp méo tạo ra (nền kinh tế không có cạnh tranh tự do).

  • William Petty:
    • Lương là khoản tiền để công nhân có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu về vật chất. Lương cao sẽ làm công nhân không muốn làm việc. Vì vậy cần phải hạ lương thấp.
    • Người có tiền để có thu nhập cần mua đất đai để có địa tô hay gửi ngân hàng để có lợi tức.

  • Adam Smith:
    • Lương
      • Xã hội có 3 giai cấp tương ứng với 3 hình thức thu nhập: địa chủ - địa tô, nhà tư bản – lợi nhuận và công nhân – tiền lương.
      • Lương ở xã hội trước tư bản thì người lao động được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm đầu ra. Trong xã hội tư bản thì người lao động chỉ được hưởng một phần giá trị, nhưng nó phải đảm bảo được cuộc sống vật chất tối thiểu để người lao động có thể tái tạo sức lao động.
      • Lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nghĩa là nếu tốc độ tăng của cải của quốc gia tăng thì lương tăng và ngược lại. Vì vậy, không nên tổ chức công đoàn để đòi tăng lương.
      • Lương cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm cụ thể của lao động như điều kiện lao động, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp… Những ngành mà điều kiện lao động khó khăn thì lương cần phải trả cao hơn để thu hút lao động.
      • Lương có quan hệ với tỉ lệ sinh. Lương cao à tỉ lệ sinh tăng à tăng cung lao động à tăng cạnh tranh lao động à lương giảm lại và ngược lại.
      • Ông là người ủng hộ trả lương cao vì lương cao sẽ kích thích tăng năng suất dẫn đến tích luỹ tư bản tăng và lại khiến nhu cầu sử dụng lao động tăng, từ đó Kinh tế tăng trưởng.
    • Lợi nhuận
      • Lợi tức là bộ phận của lợi nhuận mà người đi vay trả cho người cho vay (lãi vay). Vì vậy lợi tức tỉ lệ thuận với lợi nhuận.
      • Ông nhìn thấy được xu hướng bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận và xu hướng tỉ lệ lợi nhuận giảm dần khi tư bản đầu tư tăng.
    • Địa tô
      • Là một phần của lợi nhuận, người nào là chủ sở hữu ruộng đất thì sẽ nhận được địa tô (tiền thuê ruộng đất).
      • Địa tô cao là do đất đai xấu bị đưa vào sản xuất. Cùng một sản lượng đầu vào nhưng đất tốt có lượng đầu ra nhiều hơn nên địa tô cao hơn. Vì vậy, địa tô cao là kết quả chứ không phải là nguyên nhân khiến giá nông sản cao.
      • Tiền tô là tổng của địa tô và lợi tức của tư bản đầu tư cải tạo đất đai mang lại.[1]

  • David Ricardo:
    • Lương: Ngược lại với Smith, ông ủng hộ với chế độ trả lương thấp, vì lương cao sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm và không khuyến khích đầu tư. Ông cũng thấy được mối quan hệ giữa lương và tỉ lệ sinh như Smith.
    • Lợi nhuận: Ông giải thích hiện tượng xu hướng lợi nhuận giảm dần do đầu tư tăng là do đất đai xấu bị đưa vào sản xuất nên dẫn đến chi phí tăng à giá nông sản tăng à lương tăng. Cùng với địa tô tăng khiến cho lợi nhuận giảm. Kết quả công nhân không lợi nhưng không thiệt (lương danh nghĩa tăng nhưng mức lương thực thì không đổi), địa chủ có lợi do địa tô tăng, chỉ nhà tư bản bị thiệt do lợi nhuận giảm.
    • Địa tô: Địa tô tăng là biểu hiện của xã hội bị bần cùng hoá, do mức sống bị giảm xuống (cùng số tiền nhưng mua được lượng ít hơn). Vì vậy cần phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất và hạn chế sử dụng đất đai xấu.

  • K. Marx:
    • Lương
      • Lương là giá cả của sức lao động, biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
      • Giá trị lao động tạo thành bởi 2 yếu tố: tư liệu sinh hoạt và quá trình đào tạo
      • Xu hướng tiền lương thực tế sẽ bị giảm dần theo thời gian dưới chế độ tư bản
    • Lợi nhuận, lợi tức, địa tô đều là biểu hiện của giá trị thặng dư bị giới chủ bóc lột giới lao động làm thuê

  • Trường phái Tân cổ điển:
    • Bohm Bawerh: Lợi tức tỉ lệ nghịch với cơ cấu[2] và độ dài của thời kỳ sản xuất.
    • J. B. Clark và J. M. Clark (trường phái giới hạn): quy luật năng suất biên giảm dần. Người công nhân được thuê sau cùng là người quyết định năng suất của tất cả các công nhân khác. Lương nên trả dựa theo sản phẩm mà người công nhân đó tạo ra thêm khi người đó được thuê, như vậy sẽ công bằng vì người công nhân không bị bóc lột.
    • Pareto (trường phái thành Lausane): lợi tức là giá cả của tiết kiệm[3] và phụ thuộc vào 2 yếu tố: thu nhập kỳ vọng khi vay đầu tư và nhu cầu dự trữ
    • Alfred Marshall (trường phái Cambridge): Lợi tức của quốc gia được phân phối thành thu nhập của dân chúng quốc gia đó. Tiết kiệm nhiều sẽ giúp tăng tư bản và giảm lợi tức.
    • K. Wicksell: lợi tức có 2 loại: lợi tức tự nhiên và lợi tức của tiền. Tỉ lệ lợi tức tự nhiên phụ thuộc vào tỉ lệ sinh lợi của tư bản vay. Tỉ lệ lợi tức của tiền là lãi suất cho vay trên thị trường, phụ thuộc vào cung cầu và có khi bị tác động bởi các ngân hàng qua lãi suất trần quy định. Thông thường, tỉ lệ lợi tức của tiền có xu hướng trùng với tỉ lệ lợi tức tự nhiên. Nhưng vì các nhà tư bản có xu hướng cạnh tranh nhau nên dẫn đến 2 tỉ lệ này không bằng nhau từ đó dẫn đến tiền tệ bị mất cân đối.

  • John M. Keynes:
    • Tiền tệ là hình thức dự trữ của cải thuận tiện nhất
    • Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất: lượng cung tiền và sự ưa chuộng tiền mặt. Sự ưa chuộng tiền mặt lại do 3 động lực chính quyết định: động lực giao dịch, động lực dự phòng và động lực đầu cơ. Nếu có thị trường chứng khoán thì động lực đầu cơ tăng lên, nếu không thì động lực dự phòng tăng lên.
    • Lãi suất mang tính tâm lý và quy ước, nghĩa là dân chúng có thể chấp nhận nếu có sự giảm sút lãi suất vừa phải. Nhà nước có thể dựa vào đó để điều chỉnh lãi suất tác động vào nền kinh tế, nhằm đạt những mục tiêu kinh tế mong muốn.

  • P. Samuelson, Milton Spencer, David Begg (Trường phái Tài chính hiện đại)
    • Đầu vào của nền kinh tế gồm Tài sản (Đất đai và Vốn) và Nhân lực (Lao động và Tài kinh doanh)
    • Các hình thức thu nhập tương ứng: Người lao động – Lương, Chủ sở hữu đất đai – Địa tô, Người có vốn – Lãi suất, Người có tài kinh doanh – Lợi nhuận
    • Chênh lệch lương là do Giới tính, Nhóm các ngành nghề, chất lượng lao động thể hiện ở kỹ năng và quá trình đào tạo.
    • Tiền lương cao làm tăng năng suất lao động và chi phí sản xuất lại hạ thấp xuống. Lương thấp làm chất lượng và hài lòng của công nhân bị giảm nên công ty bị thua thiệt hơn là được lợi.
    • Địa tô được hiểu ở nghĩa rộng hơn là thu nhập có được do cho thuê BĐS, tiền sáng chế, bản quyền viết sách, tiền các vận động viên, diễn viên được thuê quảng cáo.
    • Lãi suất là sự phản ánh của sự khan hiếm vốn.

Bài viết được tóm lược dựa trên nội dung sách của Đinh Sơn Hùng và Trương Thị Hiền 2009, Những vấn đề cơ bản của các Lý thuyết kinh tế, NXB Tổng hợp Tp. HCM. Ngoài ra những giải thích là ý kiến riêng của người viết cho dễ hiểu.



[1] Ví dụ khi thuê đất giống nhau nhưng nếu có chăm bón tưới tiêu tốt thì miếng đất được chăm sóc sẽ cho sản lượng đầu ra nhiều hơn. Phần chênh lệch so với miếng đất không được chăm sóc đó là lợi tức của tư bản đầu tư vào.
[2] Ví dụ ngành công nghiệp nặng sẽ lâu lấy lại vốn hơn ngành công nghiệp nhẹ
[3] Nghĩa là thay vì chi tiêu thì tiết kiệm đem cho vay hay gửi ngân hàng sẽ có được lợi tức

0 nhận xét:

Đăng nhận xét