Tiềm năng giúp con người bất tử của AI

Giới chuyên gia đang tìm cách dùng AI để làm con người bất tử, trong đó giữ lại tính cách cá nhân của những người đã qua đời.

Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đang tìm hiểu cách AI có thể tạo ra những phiên bản của người đã chết, không chỉ là hình ảnh cố định để người thân tưởng nhớ, mà còn là các thực thể kỹ thuật số có khả năng phát triển và tác động đến những doanh nghiệp, sự kiện trên khắp thế giới.

Nhiều startup đang chuẩn bị đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong lĩnh vực chân dung kỹ thuật số. Trong số này có Replika, ứng dụng có khả năng sao chép và mô phỏng một người dưới dạng chatbot, hoặc HereAfter AI chuyên ghi lại những câu chuyện về cuộc đời một người để tạo ra bản sao của họ trên loa thông minh.

Ngay cả những tập đoàn lớn cũng đang chú ý đến tiềm năng của lĩnh vực này. Microsoft đã đăng ký sáng chế phương pháp dùng chatbot để lưu giữ những hình tượng lịch sử và người còn sống, dù hãng chưa có kế hoạch sử dụng công nghệ này.

AI có thể giúp xây dựng một bản sao kỹ thuật số của người. Ảnh: Wall Street Journal.

AI có thể giúp xây dựng một bản sao kỹ thuật số của người. Ảnh: Wall Street Journal.

Chân dung kỹ thuật số có thể được thể hiện dưới nhiều cách, từ chatbot đến robot và những hình chiếu có khả năng cử động và nói như người thật. AI thường đóng vai trò trung tâm trong xây dựng và huấn luyện những thứ này tương tác với con người.

Công nghệ này đã xuất hiện trong thực tế, khi hình chiếu hologram của nhiều nghệ sĩ quá cố như Roy Orbison và Tupac Shakur biểu diễn trên sân khấu.

Trong đơn sáng chế của Microsoft, các nhà phát triển Dustin Abramson và Joseph Johnson mô tả cách dùng dữ liệu từ truyền thông xã hội, bản ghi âm và chữ viết để "đào tạo chatbot đối thoại, tương tác với tính cách của một người cụ thể". Chatbot này có thể mô phỏng giọng nói của người, tương tác bằng cách dùng hình ảnh hai hoặc ba chiều để tạo ra trải nghiệm trò chuyện thực tế, giống người với người.

Khi các chân dung kỹ thuật số ngày càng giống thật, chúng có thể học hỏi và phát triển ngay cả khi người nguyên bản đã qua đời, đồng thời phản ứng với những sự kiện mới diễn ra. Điều này sẽ tạo ra một dạng "bất tử kỹ thuật số", không chỉ lưu giữ tính cách của một người mà còn giúp họ tiếp tục sống trong dạng ảo.

David Burden, Giám đốc công ty phát triển chatbot Daden ở Anh, cho rằng những chân dung điện tử không chỉ giúp lưu giữ một người đã qua đời, mà còn có thể trang bị cho những tàu vũ trụ thám hiểm trên các hành trình vượt quá cuộc đời của một con người.

Công nghệ từ lâu đã giúp con người lưu giữ ký ức về những người đã chết, nhưng các công cụ mới đang mang đến giải pháp tương tác hai chiều.

"Người đang sống có thể sử dụng bản sao kỹ thuật số của mình để thảo luận công việc với đồng nghiệp, tăng hiệu quả công việc hoặc thay thế vị trí của họ trong khi đi nghỉ dưỡng", Burden nói. Điều này cũng có thể tiến xa hơn nữa, khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có thể dùng bản sao điện tử của mình để tiếp tục điều hành sau khi qua đời.

"Những người xây nên các tập đoàn thường không muốn từ bỏ quyền lực. Tại sao không chuyển nó cho một bản sao có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp theo định hướng của họ", Burden nêu quan điểm.

Dù vậy, cũng có không ít nhược điểm đi kèm với công nghệ này.

Những bản sao kỹ thuật số đều không hoàn hảo, vì chúng được phát triển dựa trên lời nói, chữ viết, hoạt động trên mạng xã hội và nhiều phương thức tương tác của con người và không phản ánh hoàn toàn bản chất của họ. Một bản sao kỹ thuật số được xây dựng nhờ AI cũng không có ý thức như người thật.

Xã hội cũng phải đối mặt với vấn đề về quyền sở hữu bản sao này và nguồn thu từ nó. Liệu bản sao ảo của một người có quyền như người thật không? Sự tồn tại của chúng có thể ngăn những cảm xúc thương tiếc người đã khuất hay không?

Những bản sao cũng có thể được xây dựng mà không cần sự cho phép của người được sao chép, miễn là có đủ dữ liệu công khai để huấn luyện AI mô phỏng tính cách của họ. Những nhân vật lịch sử cũng có thể được hồi sinh, dù họ có muốn hay không.

Bản sao của những người nổi tiếng hoặc chính trị gia cũng cho phép họ tác động đến những sự kiện tương lai, định hình lại thế giới dù đã qua đời. Nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại các chính trị gia có thể sử dụng bản sao kỹ thuật số để tiếp tục hoạt động sau khi chết.

Sẽ còn lâu trước khi những bản sao kỹ thuật số giống như thật xuất hiện trong đời sống. Maggi Savin-Baden, giáo sư tại Đại học Worcester ở Anh, từng xây dựng một nhân vật ảo dựa trên tính cách của bà hồi năm ngoái nhờ công nghệ AI. Bà đề nghị những người đồng nghiệp không quen biết tương tác với nó trước khi gặp bà, không phải ai cũng bị bản sao điện tử này thuyết phục.

"Họ nói một số phần giống hệt tôi và một số phần hoàn toàn không liên quan. Nó rất lẫn lộn", giáo sư Savin-Baden nói.

Điệp Anh (Theo Wall Street Journal)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét