Bộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào? |
- Bộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào?
- Bán hàng thời 4.0 thì nên sử dụng các giải pháp POS/FnB
- Chặng đường 25 năm phát triển của chuẩn kết nối USB
Bộ đội Việt Nam đã “xử đẹp” Trinh Sát Mặt Đất của Mỹ như thế nào? Posted: 13 Feb 2021 06:41 AM PST data-full-width-responsive="true" Vâng, sự thông minh và linh hoạt của bộ đội Cụ Hồ đã biến những sản phẩm của 47 bộ não thiên tài nhất nước Mỹ trở thành đống sắt vụn…. Chào mừng các bạn đã quay lại với series Lịch Sử Việt Nam của Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com. Ở bài viết trước thì mình đã cùng các bạn tìm hiểu về con đường vận chuyển xăng dầu "Huyền thoại" của Việt Nam rồi. Và để tiếp tục cho series thì trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cuộc đấu trí giữa bộ đội Cụ Hồ và 47 bộ não thiên tài nhất nước Mỹ. Mới nghe thôi đã cảm thấy rất hào hứng rồi phải không nào 🙂 Okay, vậy thì chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé ! Vào tháng 6 năm 1966, hệ thống hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Hệ thống này gồm có các căn cứ quân sự kết hợp với hệ thống vật cản như là bãi mìn, rào thép gai và đặc biệt là có các thiết bị phát hiện trên mặt đất lẫn trên không. Lúc đầu thì dự án này ước tính tiêu tốn khoảng 1 tỷ đô la Mỹ kim, nhưng sau khi thực hiện thì chi phí đã đội lên gấp đôi. Khi đưa sang Việt Nam, hệ thống này được bố trí dọc theo vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh với mục đích ngăn chặn tuyến chi viện lương thực, súng ống và đạn dược vào chiến trường Miền Nam. Trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam, bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ – Robert McNamara, cũng đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo hệ thống này đã mạnh miệng gáy rằng: data-full-width-responsive="true"
Ấy vậy mà tại chiến trường Miền Nam đạn dược, súng ống vẫn đầy đủ để phục vụ cho kháng chiến. Thế mới tài chứ ᵔᴥᵔ Vậy một câu hỏi đặt ra là bộ đội Cụ Hồ đã làm cách gì để qua mắt được hàng rào điện tử vô cùng tân tiến thời bấy giờ của người Mỹ? Hàng rào điện tử McNamara là niềm tự hào của nước Mỹ khi nó được thiết kế bởi 47 bộ não thiên tài nhất mà nước Mỹ sở hữu thời bấy giờ. Và trong hệ thống này, thiết bị được sử dụng nhiều để cắt đứt tuyến chi viện của Miền Bắc vào Miền Nam đó chính là Tranggen Radio, hay còn biết đến với cái tên là Cây Nhiệt Đới (còn được mệnh danh là Trinh Sát Mặt đất). Loại " Trinh sát mặt đất" đầu tiên được sản xuất ra với chi phí vô cùng đắt đỏ, nó rơi vào khoảng 2000 USD thời đó, tương đương với 14.000 USD ngày nay. Đây là loại thiết bị được Mỹ thả xuống để nghe ngóng các thông tin xung quanh. Tất cả những tiếng cười nói, đi lại dù chỉ là nhỏ nhất cũng được ghi lại và báo cáo về sở chỉ huy. Ngay lập tức, máy bay sẽ được điều đến và thả bom đúng chỗ nó nhận được tín hiệu. Hơn nữa, một khi đã rải bom thì Mỹ sẽ rải thảm luôn, điều đó khiến cho cơ hội sống sót của bộ đội ta chỉ còn 1% mà thôi. Thiết bị này được chia làm 2 phần, phần đầu gồm có các linh kiện kiện điện tử, có chức năng xử lý và báo cáo thông tin về sở chỉ huy và được cắm sâu xuống đất. Phần còn lại là phần râu được để ở bên trên để thu tín hiệu, tần số. Sở dĩ nó được gọi là Cây Nhiệt Đới vì khi cắm xuống đất nó được ngụy trang giống như một cái cây để qua mắt bộ đội ta. Để sử dụng nó, các phi công người Mỹ phải ném nó từ trên máy bay xuống và ghim xuống mặt đất. Vì thế nên số lượng bị hư hỏng cũng rất nhiều, hơn nữa thì thiết bị này chỉ sử dụng được trong 2 tuần là sẽ hết pin, trong khi chi phí thì rất đắt đỏ. Đây được xem như là các điểm yếu của loại thiết bị này. Tuy nhiên, tiềm lực về kinh tế không phải là nỗi lo của Mỹ, vì thế nên nó cũng không được xem như là một lợi thế dành cho bộ đội ta. Khi mới được sử dụng tại Việt Nam, thiết bị này tỏ ra vô cùng hiệu quả khi đã gần như chặt đứt con đường tiếp tế của chúng ta vào chiến trường miền Nam. Vậy vấn đề đặt ra cho bộ đội ta là làm sao để tiếp tế cho Miền Nam mà chịu ít tổn thất nhất, làm sao để hóa giải được hàng rào điện tử này? trong khi đi bộ hay đi xe thì đều bị nó phát hiện ra? Tuy nhiên với phương châm không gì là hoàn hảo, cuối cùng thì bộ đội ta cũng đã tìm ra cách để "hạ sát" loại trinh sát mặt đất do 47 bộ não thiên tài nhất nước Mỹ phát minh ra. Rất đơn giản, chỉ cần buộc 4 cái râu của nó lại thì thiết bị được xem như là niềm tự hào của nước Mỹ này chả khác gì một đống sắt vụn cả. Và cứ như thế, trước các buổi vận chuyển thì bộ đội Công Binh ta sẽ được phái đi trước để dò đường và vô hiệu hóa các thiết bị này. Hơn thế nữa, với sự tài tình, thông minh của bộ đội Cụ Hồ, chúng ta đã sử dụng chính những thiết bị tân tiến này của Mỹ để đánh lại chính họ. Cụ thể thì, nơi nào mà bộ đội Công Binh của ta muốn mở đường thì cứ việc cho thiết bị Trinh sát mặt đất vào đó, rồi tạo ra tiếng động => và thế là chúng ta có những "con trâu mang tên máy bay Mỹ" cày xới hộ. Còn trước những trận đánh lớn mà ta muốn gây tổn thất về đạn dược của địch thì cũng lôi thiết bị này ra và tạo ra các tiếng động thật lớn: như cho xe kéo các mảnh vỡ kim loại, hoặc chở theo các thùng phi rỗng… để địch tưởng là ta đang hành quân nên cứ vô tư ném bom mà chả cần phải nghĩ ngợi nhiều. Có khi chỉ huy Mỹ còn vỗ đùi cười khành khạch cũng nên ᵔᴥᵔ vì tưởng đã chặn đứng được đường tiếp tế, mà đâu biết đó chỉ là cú lừa của bộ đội ta. Đến nỗi quân đội Mỹ càng ném bom thì càng cảm thấy hoang mang vì cứ ném xong một lần, một lúc sau lại có tín hiệu báo có một đoàn xe lớn nữa lại đi qua địa điểm cũ. Đặc biệt, trong không quân Mỹ còn đồn thổi rằng ta có thể can thiệp vào hệ thống dữ liệu của quân đội Mỹ. Qua đó ta cũng có thể thấy được nghệ thuật đánh giặc tài tình của bộ đội Việt Nam ta. Sử dụng chính vũ khí của địch để đánh lại địch và làm hoang mang tư tưởng quân lính. Nhưng tất nhiên là Mỹ không thể chấp nhận bị đánh bại như vậy, Mỹ với quyết tâm ngăn chặn bằng được con đường huyết mạch này đã đem sang nước ta con quái vật được mệnh danh là bóng ma trên đỉnh Trường Sơn AC – 130. Nó được trang bị cảm biến quan sát đêm, khuếch đại hình ảnh tĩnh lên đến 40.00 lần. Không những thế, "con quái vật" này còn có thể phát hiện được các động cơ xăng, tia lửa trong đêm tối. Vô cùng lợi hại ! Đặc biệt hơn, sau khi phát hiện ra, các khẩu súng trên máy bay sẽ khai hỏa với tỉ lệ chính xác gần như là tuyệt đối. Vậy trước tình thế đó, bộ đội ta phải làm thế nào để tiếp tục vận chuyển lương thực vào cho chiến trường Miền Nam? Câu trả lời sẽ có trong những bài viết tiếp theo (>‿♥), các bạn hãy chú ý theo dõi nha ✌ CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
Bán hàng thời 4.0 thì nên sử dụng các giải pháp POS/FnB Posted: 13 Feb 2021 02:03 AM PST data-full-width-responsive="true" Mục Lục Nội Dung Đầu tiên mình sẽ giải nghĩa một chút về cái tiêu đề cho các bạn dễ hiểu hơn, vì nó có một vài thuật ngữ mà có thể một vài bạn chưa hiểu.
Để giữ cho bài viết đơn giản và dễ hiểu nhất với tất cả mọi người thì mình sẽ gọi các giải pháp thay thế/ hỗ trợ công tác bán hàng/ thanh toán/ vận chuyển truyền thống sang sử dụng phần mềm/ nền-tảng-web cho Shop hay hàng-quán là Việc triển khai công nghệ vào các mô hình kinh doanh truyền thống, nói nôm na là: làm web, bán hàng 4.0, bán hàng bằng máy,… ( đây là theo cách gọi của các bà chủ lớn tuổi hay các chủ shop trẻ chưa rành công nghệ mà mình có dịp tiếp xúc ^^) Cá nhân mình đang tư vấn bán thời gian cho MISA (một trong 3 công ty lớn về POS FnB ngoài: SAPO và KiotViet). Cá nhân mình thì thấy như sau:
=> Mỗi loại hình đều có những điểm mạnh riêng của nó và có phân khúc khách hàng khá là rõ ràng. #1. Những rào cản nhận thức không đáng có"Công nghệ chỉ dành cho những chuỗi nhà hàng lớn", "áp dụng công nghệ phải thuê chuyên gia về triển khai rất tốn kém", "thời buổi an ninh mạng phức tạp như này thì để tiền trong tài khoản e-banking không an toàn",… => Đây là những suy nghĩ chung của các chủ hàng quán (ít am hiểu về công nghệ) mà mình gặp khi tư vấn các giải pháp POS FnB. data-full-width-responsive="true" Các bạn nên nhớ là đa phần các giải pháp POS FnB là giải pháp về phần mềm, mà khi công ty tạo ra thì họ chỉ "lập trình một lần" và có thể bán/ triển khai cho hàng trăm/ hàng ngàn khách hàng. Tương tự như thao tác copy/paste file trên máy tính vậy => chi phí phần mềm rất thấp, như thế thì rào cản về chi phí mà các "startup" gặp phải đã được loại bỏ ! MISA, SAPO, KiotViet hay các giải pháp POS FnB khác đều có những thành phần/tính năng tương tự nhau nên bạn có thể tham khảo chi phí cụ thể từng tính năng của phần mềm POS FnB của SAPO tại trang chủ của họ nhé. Điều tuyệt vời hơn là nếu lúc trước, chi phí cho phần cứng, mình ví dụ như một siêu thị mini sẽ bao gồm: máy tính để bàn, thiết bị quét mã vạch, máy in,… thì nay bạn có thể tận dụng máy POS MINI cầm tay All-in-One (tất-cả-trong-một: tính tiền, quét mã, in bill,… hay thậm chí là nhập kho). Cá nhân mình thì với xu hướng bán hàng online như hiện nay, 2 hoặc 3 máy POS cầm tay thì cơ động/ tiết kiệm hơn hẳn việc đầu tư một hệ thống để bàn cồng kềnh như trên. Chưa kể là nếu bạn không cần in hóa đơn thì smartphone bạn đang dùng cũng có thể biến thành một máy bán hàng (nên nhớ là camera điện thoại cũng có thể được coi là đầu đọc mã vạch/QR). Vâng, bạn chỉ việc cài ứng dụng tương ứng của công ty là xong (thực chất máy POS cầm tay đa phần là một chiếc điện thoại Android được tích hợp sẵn ứng dụng của công ty + thêm máy in bill + đầu đọc mã vạch chuyên dụng). Khi các bạn triển khai POS FnB và phát triển kinh doanh đến một mức độ nhất định thì lúc đó đầu tư thêm phần cứng cũng chưa muộn. Bạn thử đến các nhà hàng ở Đà Nẵng có sử dụng robot gọi món ăn/ hệ thống order tại bàn sẽ hiểu rõ nó xứng đáng để đầu tư như thế nào ! #2. Mô hình bán hàng với POS/FnBGiải pháp POS FnB chia làm 2 nhóm chính là: hàng quán và shop, trong phần 1 của bài viết này mình xin đề cập đến đối tượng hàng-quán mà cụ thể là giải pháp quản lý Quán Karaoke/ Nhà hàng/ Quán nhậu/ Cafe/ quán Bi-da thông minh đang dần phổ biến ở Đà Nẵng, mình xin trình bày nó hỗ trợ ra sao cho từng đối tượng: + Order: Hỗ trợ ghi order, đặt phòng/đặt món ngay trên điện thoại + Bếp/Pha Chế: Sau khi nhận được đơn từ order, khi chuẩn bị món xong có thể bấm trên ứng dụng gọi + Thu Ngân: Khách có thể thanh toán bằng cách đến quầy Thu Ngân (hoặc nhân viên Thu Ngân di động tùy phương thức triển khai của chủ quán), khi đó Thu Ngân chỉ việc bấm trên máy tính/điện thoại Bàn số/Phòng số mấy là hiện ra đơn đã gọi + thành tiền phải trả. + Khách: Có thể thanh toán Tiền mặt/ quẹt thẻ/ quét QR Ví Điện Tử rất tiện lợi, có thể in kèm hoá đơn giấy (số điện thoại của Khách sẽ được lưu vào hệ thống để tích điểm, Khách có thể cài thêm app (ví dụ 5Food của MISA) trên AppStore là có thể xem điểm/đặt bàn Online mà không cần gọi điện rườm rà, hoặc Gọi món trước luôn cũng được). + Chủ Quán: Khách thanh toán thành công thì Cuối ngày, Chủ Quán chỉ việc mở ứng dụng
=> Đấy, những thứ mà khi bạn không áp dụng công nghệ sẽ rất khó để quan sát tỷ mỉ đến như vậy. Nếu tận dụng phần cứng sẵn có của #3. Một số sản phẩm mà SAPO đang cung cấp
Nếu bạn đang đầu tư nghiêm túc cho cửa hàng/ doanh nghiệp của bạn thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình bán hàng là điều bắt buộc. Vậy nên bạn hãy triển khai càng sớm càng tốt cho mô hình mà bạn đang kinh doanh nhé. #4. Lời KếtVâng, với chi phí chỉ tương đương tiền Internet hàng tháng nhưng cái lợi nhờ triển khai giải pháp phần mềm POS FnB là rất lớn. Mỗi nhân tố trong mô hình kinh doanh đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể và chuyên nghiệp hơn, tránh chồng chéo nhiệm vụ của nhau gây ra những nhầm lẫn/gián đoạn không đáng có trong kinh doanh. Từ đó thì mọi người có thể thảnh thơi hơn, chủ động hơn trong công việc, nhân viên sẽ có thời gian tương tác với khách hàng tốt hơn, quản lý cũng nắm bắt tình hình kinh doanh một cách kịp thời. Người làm chủ sẽ có cái nhìn tổng quát về mô hình kinh doanh của mình để có những phương án phát triển/cải thiện hiệu suất trong tương lai. Chúc các "sếp trẻ" khởi nghiệp thành công, hẹn gặp lại trong bài sau bàn về các giải pháp POS FnB cho các shop trong thời buổi tương tác MXH ! CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
Chặng đường 25 năm phát triển của chuẩn kết nối USB Posted: 12 Feb 2021 10:05 PM PST data-full-width-responsive="true" Mục Lục Nội Dung Vâng, chuẩn kết nối USB là một chuẩn kết nối vô cùng thông dụng hiện nay, nó được sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính hay là nhiều thiết bị điện tử khác, như là smartphone chẳng hạn.. Thậm chí, chuẩn USB mới đây nhất là chuẩn USB Type-C còn được dùng mặc định làm cổng sạc điện thoại cho nhiều smartphone Android…. Nói chung là chuẩn kết nối USB đã trở nên vô cùng quan trọng trong một thời gian rất dài, và có lẽ là cả trong tương lai nữa. #1. Lịch sử phát triển chuẩn kết nối USBUniversal Serial Bus (USB) phiên bản 1.0 được phát hành lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1996. Như vậy là trải qua 25 năm phát triển cùng với ba phiên bản nâng cấp thì hiện tại, USB đã được nâng cấp từ tốc độ 12 Mbit/s (trên USB 1.0) lên tốc độ 40 Gbit/s (trên USB 4). Cụ thể về tốc độ của các phiên bản USB thì bạn có thể xem chi tiết ở hình dưới đây: Vào đầu những năm 1990, việc kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính PC thật sự là một mớ hỗn độn và loằng ngoằng, với rất nhiều các cổng cắm, kiểu chân kết nối khác nhau.. Thông thường, chúng bao gồm một cổng bàn phím, một cổng nối tiếp RS-232 với 9 hoặc 25 chân và một cổng song song 25 chân. Ngoài ra, các bộ điều khiển trò chơi trên PC sử dụng tiêu chuẩn 15 chân của riêng họ. Đó, nói chung là mỗi thiết bị thì lại phải có những chuẩn kết nối riêng, khó cho cả người dùng và người bán. #1. Vậy giải pháp ở đây là gì? Vâng – chính là USBUSB bắt nguồn từ một dự án vào năm 1994 với sự hợp tác giữa 7 công ty công nghệ nổi tiếng bao gồm: Compaq, DEC, IBM, Intel, Microsoft, NEC và Nortel. data-full-width-responsive="true" Sau 1,5 năm, nhóm đã công bố các thông số kỹ thuật của USB 1.0 vào ngày 15 tháng 1 năm 1996. Tất cả chỉ là một thiết bị ngoại vi sử dụng các đầu nối 4 chân đơn giản và chắc chắn. USB cho phép kết nối tối đa 12 megabit mỗi giây (đủ cho các ứng dụng mạng vào thời điểm đó) và có thể kết nối tới 127 thiết bị trên một bus nếu được kết nối với nhau bằng cách sử dụng Hub. Hơn thế nữa, USB hoàn toàn là plug-and-play, có nghĩa là các thiết bị sẽ tự động định cấu hình (hoặc tìm kiếm trình điều khiển thích hợp) khi bạn cắm chúng vào máy tính. Không giống như những tiêu chuẩn kết nối trước đó, bạn có thể cắm và rút thiết bị ngoại vi của mình trong khi máy tính vẫn đang chạy mà không cần phải khởi động lại máy tính, ví dụ như khi gắn một thứ đơn giản như chuột hay bàn phím.. của bạn. Nếu bạn thuộc thế hệ 8x hay đầu 9x trở về trước, khi mà cổng PS/2 Port vẫn là cổng tiêu chuẩn dành cho bàn phím và chuột thì mỗi lần bạn rút thiết bị ra và cắm lại, thì bạn lại phải khởi động lại máy tính để nó nhận diện được thiết bị. Rất mất thời gian ! Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp cũng đang chú ý đến các tiêu chuẩn như Firewire (IEEE 1394), Apple GeoPort, ACCESS.bus và SCSI. Nhưng sự đơn giản và linh hoạt của USB đã chiến thắng tất cả – đặc biệt là khi các nhà cung cấp chứng minh rằng họ có thể tạo ra chipset USB với chi phí tương đối thấp cho các trung tâm và thiết bị ngoại vi. #2. USB xuất hiện như một lẽ của tự nhiênBan đầu, ngành công nghiệp PC chấp nhận cổng USB một cách khá chậm chạp, nhưng với những cải tiến nhanh chóng của mình, chỉ trong một vài năm thôi – việc áp dụng chúng đã trở nên phổ biến hơn trước rất nhiều. Microsoft lần đầu tiên hỗ trợ USB trong phiên bản Windows 95 OSR 2.1 vào tháng 8 năm 1997 (và cả Win NT vào khoảng thời gian đó). Theo ComputerWorld thì chiếc máy tính để bàn Unisys Aquanta DX (được công bố vào ngày 13/5/1996), là chiếc máy tính đầu tiên được công bố có tích hợp cổng USB. Và cho đến cuối năm 1996, thì gần chục nhà sản xuất máy tính PC đã công bố PC của họ có tích hợp cổng USB – thường thì họ sẽ trang bị hai cổng cho mỗi máy. Vâng, mặc dù đã có một số những nhà sản xuất PC hỗ trợ tích hợp cổng USB vào máy tính , tuy nhiên thì các thiết bị ngoại vi sử dụng cổng USB thực sự vẫn còn khá ít cho đến khoảng năm 1998. Vào thời điểm đó thì hầu hết mọi PC vẫn xuất xưởng với các cổng cũ, vì lẽ đó mà các nhà sản xuất vẫn tiếp tục phát triển và bán các thiết bị để sử dụng chúng. Vào tháng 8 năm 1998, Apple đã phát hành iMac, một chiếc máy All-in-one với kiểu dáng đẹp đẽ, sang trọng – và nó đã loại bỏ tất cả các cổng cũ để thay thế bằng cổng USB. Lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, Apple đã tạo ra một chiếc máy tính không có cổng SCSI, ADB hoặc cổng nối tiếp, và đương nhiên các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi cho Mac buộc phải nhảy vào USB. Chẳng bao lâu sau, những chiếc PC hay thậm chí là điện thoại di động cũng bắt đầu hỗ trợ chuẩn kết nối USB và sự phổ biến của USB đã không ngừng được gia tăng. #3. Nhiều năm sauKể từ năm 1996, USB đã mở rộng đáng kể về khả năng của nó, bao gồm hỗ trợ các loại đầu nối mới hơn, nhỏ hơn và tốc độ nhanh hơn nhiều. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
#4. Tương lai của USB?Đọc thêm: Cho đến nay, USB vẫn đang phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ, và không ngừng được cải tiến – nâng cấp qua từng phiên bản. Nó được hỗ trợ rộng rãi đến mức các đầu nối USB đã thiết kế thành những ổ cắm điện để sạc điện thoại smartphone, các thiết bị điện tử, máy tính bảng, bộ điều khiển game… cho tới các mặt hàng mới lạ như ấm tách cà phê và máy tính để bàn nhỏ, hay là máy hút bụi… Hy vọng là trong tương lai thì mọi thiết bị sẽ chuyển dần sang chuẩn kết nối USB để tiện lợi hơn cho người sử dụng. Mặc dù chuẩn kết nối Lightning vẫn còn trên iPhone và nhiều thiết bị khác của Apple, nhưng mình tin là sẽ sớm thôi, họ sẽ đưa chuẩn USB Type-C lên thiết bị của họ ! CTV: Nguyễn Hồng Khanh – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
You are subscribed to email updates from Blog chia sẻ kiến thức: Thủ thuật máy tính chuyên sâu - Công nghệ & Cuộc Sống. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét