Tìm hiểu kỹ hơn về ĐỘ PHÂN GIẢI HÌNH ẢNH và MÀN HÌNH |
- Tìm hiểu kỹ hơn về ĐỘ PHÂN GIẢI HÌNH ẢNH và MÀN HÌNH
- Cách tạo một Blog cá nhân với Blogger trong một nốt nhạc
- Làm ngay 4 điều này để TRỞ THÀNH một LẬP TRÌNH VIÊN “xịn”
Tìm hiểu kỹ hơn về ĐỘ PHÂN GIẢI HÌNH ẢNH và MÀN HÌNH Posted: 17 Oct 2021 07:44 AM PDT Mục Lục Nội Dung Hi, rất vui được gặp lại bạn 🙂 Trong bài viết hôm trước thì mình đã đề cập đến một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của hình ảnh trên màn hình, đó là độ sâu bit. Còn ở trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một yếu tố khác nữa cũng quan trọng không kém, đó là Độ phân giải hình ảnh và màn hình. Qua bài này, bạn sẽ hiểu được tại sao khi xem một số bộ phim 2K, 4K cũng không thấy khác gì so với phim Full HD. Ngoài ra, bạn sẽ biết cách tạo file hình ảnh phù hợp để hiển thị sắc nét trên các thiết bị. Okay, bắt đầu thôi nào. Let's go ! #1. Độ phân giải hình ảnhÔn lại bài cũ một chút, nếu bạn đã theo dõi đầy đủ các bài học trước đó thì chắc hẳn bạn đã biết được mỗi hình ảnh trên màn hình đều được tạo thành bởi rất rất nhiều pixel. Chính bởi vậy người ta thường đánh giá một hình ảnh có "đẹp" hay không, có sắc nét hay không dựa trên tổng số pixel mà hình ảnh đó đang có. Tổng pixel của hình ảnh sẽ bằng số pixel chiều dài nhân với số pixel chiều rộng. VD: Một hình ảnh với kích thước 1920 x 1080 pixel thì có tổng số pixel là: 1920 x 1080 = 2,073,600 hay ~ 2 MP – 2 Megapixels (trong đó 1 MP = 1 triệu pixel). Và đó chính là độ phân giải của hình ảnh. Hình ảnh 7 MP thì chắc chắn sẽ sắc nét hơn hình ảnh 4 MP và 2MP… + Cách tính kích thước tệp ảnh qua độ phân giải hình ảnhPhần này mình thấy khá thú vị nên thêm vào bài viết để các bạn tham khảo. Nó có liên quan một chút đến kiến thức về độ sâu bit trong bài 8, và bài viết các định dạng tệp và công nghệ nén hình ảnh trong bài 7. Nhiều bạn mới làm quen với Photoshop sẽ đặt ra câu hỏi: Khi tạo một file ảnh mới trong Photoshop thì liệu chúng ta có thể tính được nó sẽ "nặng" bao nhiêu? Vâng ! Hoàn toàn có thể. Bằng cách dựa vào độ phân giải hình ảnh các bạn ạ. Ví dụ: Mình tạo một file ảnh mới trong Photoshop với kích thước là 1280 x 720 pixel. Như vậy, chúng ta có độ phân giải hình ảnh là Mà 1 Pixel lại được cấu thành từ 3 màu là Red, Green, Blue với độ sâu 8 bit. Tính tổng chúng ta có được là 8 x 3 = 24bit (tương đương với 3 byte).
Ok, vậy là đã rõ. 1 Pixel = 3 byte, hình ảnh mình tạo có ~ 1 MP (1 triệu pixel) thì kích thước của nó sẽ vào khoảng 3Mb. Tuy nhiên như đã nói, cách tính này chỉ để tham khảo thôi chứ không chính xác được, bởi khi bạn xuất hình ảnh ra một định dạng tệp nào đó như #2. Độ phân giải màn hìnhNếu đã từng đi mua tivi hay điện thoại, chắc hẳn bạn cũng được các bạn nhân viên giới thiệu về một thông số gọi là độ phân giải màn hình, như: Full HD, 2K, 4K… rồi đúng chứ. Bạn đã hiểu được sơ sơ độ phân giải ý muốn nói đến độ sắc nét của thiết bị khi xem phim hoặc hình ảnh, nhưng bạn chưa thực sự hiểu một cách cặn kẽ. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu ngay bây giờ. Đọc thêm: Như các bạn đã biết, hình ảnh được tạo thành bởi rất rất nhiều Pixel và màn hình của các thiết bị cũng vậy. Mỗi một Pixel trên màn hình thể hiện cho một màu sắc khác nhau, nhiều Pixel được sắp xếp đứng cạnh nhau thì tạo nên cái màn hình. Về độ phân giải màn hình, cũng giống như hình ảnh, độ phân giải màn hình được tính bằng số Pixel chiều dài nhân với số Pixel chiều rộng. Ví dụ: Một màn hình với kích thước 1920 x 1080 Pixel được gọi là màn hình Full HD. Tại sao gọi là Full HD thì do người ta đã quy định sẵn, bạn tham khảo ảnh minh họa dưới đây. Đến đây thì có thể bạn sẽ thắc mắc, tại sao cái màn hình máy tính to to là Full HD mà cái màn hình điện thoại nhỏ hơn rất nhiều cũng là Full HD. Chẳng lẽ chúng đều thực sự được cấu tạo bởi 1920 cột pixel chiều ngang và 1080 hàng pixel chiều dọc? Bạn nói đúng, màn hình chiếc điện thoại nhỏ hơn màn hình máy tính rất nhiều nhưng chúng cũng được cấu tạo đủ số cột và số hàng Pixel, chỉ có điều những Pixel trên màn hình điện thoại thì nhỏ hơn so với màn hình. #3. PPI và DPIKhi nói đến độ phân giải hình ảnh và màn hình, chúng ta cũng thường được nghe đến hai thuật ngữ là Vậy chúng là gì?
Đối với thông số Nhưng chúng ta lại có thể thay đổi thông số Ví dụ: Một màn hình điện thoại 5.8 inch với độ phân giải 1125 x 2436 Pixel sẽ có PPI là: PPI, DPI càng cao thì lượng điểm ảnh càng dày đặc, hình ảnh hiển thị trên màn hình hoặc in ra sẽ càng sắc nét. Vậy nếu lần tới đi mua điện thoại, tivi hay in ấn thì bạn nhớ để ý đến hai thông số này nhé. #4. Sai lầm phổ biến về độ phân giảiCó một số sự nhầm lẫn không hề nhẹ khi chúng ta nghĩ về độ phân giải, đó là:
Sự nhầm lẫn đầu tiên là do mọi người trộn lẫn giữa độ phân giải màn hình và độ phân giải của file video làm một. Trên thực tế, độ phân giải của màn hình và các bộ phim, hình ảnh là riêng biệt, chúng không liên quan gì đến nhau. Phần lớn các phim truyền hình chiếu trên Tivi hiện nay chỉ có độ phân giải là HD hoặc Full HD, vậy nên nếu bạn xem chúng trên màn hình 4K thì cũng không khác gì xem trên màn hình Full HD vậy. Thậm chí, hình ảnh chiếu lên còn bị mờ, nhòe vì phải phóng to cho vừa với màn hình. Tương tự, với sự nhầm lẫn thứ hai, màn hình máy tính khi sản xuất ra đã được quy định độ phân giải, chúng ta không thể thêm vào Pixel cho chúng được. Nếu bạn chiếu phim có độ phân giải 2K, 4K trên màn hình Full HD thì chúng vẫn chỉ hiển thị với chất lượng Full HD mà thôi. Cuối cùng, khi tạo file mới trong Photoshop, nhiều người đã đặt thông số PPI lên thật cao nhưng nó không hoàn toàn hiệu quả. Cho dù bạn có đặt PPI lên 500 hay 1000 thì hình ảnh vẫn sẽ chỉ hiển thị theo thông số PPI của màn hình, chứ không phải thông số PPI của hình ảnh. #5. Lời KếtBây giờ mình sẽ trả lời câu hỏi ở đầu bài viết.
Ok, như vậy là mình đã chia sẻ với bạn khá chi tiết về độ phân giải hình ảnh và màn hình rồi nhé. Bạn có suy nghĩ gì về chủ đề này, hãy bình luận bên dưới phần comment nhé. CTV: Nguyễn Hồng Sơn – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
Cách tạo một Blog cá nhân với Blogger trong một nốt nhạc Posted: 17 Oct 2021 06:59 AM PDT Mục Lục Nội Dung Chào các bạn, hiện nay với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật thì chúng ta có rất nhiều cách để truyền tải những thông điệp, cũng như những nội dung tới người khác. Và một trong những cách phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các trang blog cá nhân. Nhưng việc tạo blog đôi khi đòi hỏi người dùng phải có một chút kiếm thức về website. Điều này vô tình khiến nhiều người "ngại khó" vì họ không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này và cũng ngại tìm hiểu sâu. Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cho cách bạn cách sử dụng Blogger của Google để tạo ra các blog cá nhân một cách nhanh chóng, đơn giản và hoàn toàn miễn phí nhé. I. Hướng dẫn tạo blog miễn phí sử dụng BloggerƯu điểm của cách tạo blog với blogger là bạn sẽ không cần nhiều kỹ năng về quản trị, không cần biết code, không cần phải học cách quản lý hosting hoặc là VPS, không lo về vấn đề bảo mật, và bạn có thể gắn tên miền riêng cho blog của bạn để nhìn chuyên nghiệp hơn. Nếu có mất tiền thì chỉ mất duy nhất là tiền tên miền mà thôi (khoảng 200k/năm), còn nếu bạn không muốn mua tên miền riêng thì nó là hoàn toàn miễn phí, blog của bạn sẽ có tên miền kiểu: tên-miền-của-bạn.blogspot.com #1. Cách tạo blog bằng blogger+ Bước 1: Đầu tiên, để có thể tạo blog sử dụng nền tảng Blogger thì các bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google => sau đó truy cập vào địa chỉ này: Tại đây các bạn bấm vào nút + Bước 2: Bước tiếp theo các bạn chọn cho blog một cái tên, ví dụ ở đây mình đặt là => Sau đó thì bấm + Bước 3: Bước này là bước chọn tên miền (địa chỉ) cho trang blog của các bạn. Do Blogger là nền tảng miễn phí nên địa chỉ trang web của các bạn sẽ có đuôi là Lưu ý rằng bạn phải chọn tên miền hợp lệ (chưa có ai sử dụng). Nếu tên miền bạn chọn chưa có người sử dụng thì sẽ có thông báo Địa chỉ blog này đang hoạt động như hình bên dưới. + Bước 4: Okay, sau khi chọn xong tên miền thì các bạn sẽ phải đặt Tên hiển thị cho blog, ví dụ ở đây mình đặt là => Sau đó bấm #2. Một vài thiết lập cơ bảnSau khi tạo xong các bước trên thì trang web sẽ chuyển hướng tới trang quản trị blog của các bạn. Để xem blog thì các bạn có thể truy cập vào địa chỉ blog mà bạn đã đặt ở các bước trên, ví dụ ở đây mình đăng ký tên miền là
#3. Tạo bài viết mới trên blogĐể tạo mới bài viết thì ở màn hình chính, các bạn bấm vào Để tạo một bài viết thì có hai phần cơ bản các bạn phải có đó là:
Ngoài ra, các bạn có thể chọn "nhãn" hay còn gọi là
Để chỉnh sửa link cho bài viết thì các bạn có thể bấm vào phần Nếu muốn tùy chỉnh lại đường link ngắn hơn thì bạn chọn vào phần => Sau khi viết bài xong thì các bạn có thể bấm Dưới đây chính là giao diện xem trước (preview) của blog. Giao diện nay khá là đơn giản vì đang sử dụng template mặc định của Blogger. Ngoài ra, các bạn hoàn toàn có thể xem bài viết trên nhiều thiết bị ở dạng mô phỏng bằng cách chọn thiết bị hiển thị như hình bên dưới. Okay, sau khi bạn thấy bài viết được ưng ý rồi thì các bạn hãy quay lại trang viết bài và bấm Quay lại blog thì bài viết của chúng ta đã được hiển thị rồi. Lưu ý rằng Blogger sẽ hiển thị bài đăng theo thứ tự ngày tạo gần nhất. Nếu các bạn muốn sửa thì hãy chọn ở mục Và đây chính là danh sách các bài viết mình đã tạo, các bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa nội dung cũng như xóa một bài viết nào đó. #4. Tùy chỉnh Template (theme/ giao diện)Tiếp theo đây mình sẽ cùng các bạn chỉnh sửa template cho trang blog. Như mình đã nói từ đầu bài viết, template mặc định của Blogger tương đối đơn giản nên thường chúng ta sẽ phải chỉnh sửa lại. Bạn có thể làm lần lượt các bước như hình bên dưới đây: Nhưng thông thường, ít ai sẽ sử dụng giao diện mặc định của blogger, vì nó ít tính năng và khá đơn điệu. Mà thay vào đó, bạn có thể lên google và tìm kiếm với từ khóa => Sau đó, bạn hãy tìm những mẫu ưng ý và tải về để sử dụng, bạn hãy tìm hiểu về người chia sẻ xem họ có uy tín không nhé, không bị cấy virus vào đấy 🙂 Để tải lên một template cho trang web thì các bạn chọn vào phần Template cho Blogger có rất nhiều, miễn phí có, trả phí thì cũng rất nhiều. Các bạn có thể tìm kiếm trên mạng như mình đã hướng dẫn bên trên nhé.. Ở đây mình sử dụng một template miễn phí (các bạn lưu ý là chúng ta chỉ tải lên file có định dạng Okay, sau khi tải xong thì giao diện sẽ thông báo là chủ đề đã được tùy chỉnh như hình bên dưới. Bây giờ các bạn vào lại trang web và kiểm tra xem giao diện đã được áp dụng chưa. Vâng, như hình bên dưới là blog của mình đã được áp dụng template mới rồi đó. #5. Chỉnh sửa code của template trên blogger
Template các bạn tải về thường sẽ không thể đáp ứng 100% yêu cầu của các bạn, khi đó, để chỉnh sửa thì chúng ta bắt buộc phải can thiệp vào mã nguồn của template đó. Bước này đòi hỏi bạn phải có một chút kiến thức về lập trình, mà cụ thể ở đây là làm việc với HTML, CSS và JavaScript. Để chỉnh sửa code của template thì các bạn chọn tab Đây chính là code của template, để chỉnh sửa một thành phần nào đó thì các bạn có thể bấm => Sau khi thay đổi xong thì bấm Lưu ở góc trên bên phải như hình bên dưới. Ví dụ ở đây mình đã thay đổi toàn bộ thanh menu của trang web sang tiếng Việt như hình bên dưới. Tất nhiên muốn can thiệp sâu hơn các bạn phải có kiến thức về CSS và JavaScript. Cái này thì bạn phải ngâm cứu dần trên Google thôi ^^ #6. Tùy chỉnh bố cục và giao diện blogĐể chỉnh sửa bố cục các bạn chọn tab Các bạn có thể tùy chọn ẩn hiện tiện ích hay thậm chí là xóa các thành phần trong đó. Sau khi chỉnh sửa xong thì nhớ bấm II. Lời kếtVậy là trong bài viết này mình đã hướng dẫn cho các bạn cách tạo một trang blog cá nhân với blogger của Google một cách vô cùng đơn giản và hoàn toàn miễn phí rồi nhé. Tất nhiên, do đây là một nền tảng miễn phí 100% nên việc tùy chỉnh đôi khi sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhưng nếu như bạn không có ý định phát triển nó thành một trang web thật lớn thì như vậy là quá đủ cho một blog cá nhân rồi ! Còn nếu bạn muốn tạo một blog chuyên nghiệp hơn thì hãy đến với WordPress, nơi mà bạn có thể làm một trang web đúng theo nhu cầu sử dụng của bạn. Blogchiasekienthuc.com cũng đang chạy trên nền tảng WordPress đó các bạn 🙂 Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo. Đọc thêm: CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
Làm ngay 4 điều này để TRỞ THÀNH một LẬP TRÌNH VIÊN “xịn” Posted: 17 Oct 2021 05:46 AM PDT Mục Lục Nội Dung Chào các bạn, vào cái thời buổi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì LẬP TRÌNH là một trong những nghề rất "hot" và chắc chắn là nó sẽ ngày càng "hot". Trong suy nghĩ của nhiều người thì, cứ học công nghệ thông tin ra là sẽ làm lập trình viên (dev), nhưng thực ra là không phải như vậy. Lập trình viên chỉ là một nhánh nhỏ, là một trong những hướng đi cho các bạn sinh viên IT mà thôi.
Nhưng nhìn nhận vào thực tế thì chúng ta có thể thấy, đây là một hướng đi rất hay cho các bạn mới tốt nghiệp, mới ra trường. Thậm chí sẽ không quá khi nói rằng hầu hết mọi sinh viên IT đều bắt đầu sự nghiệp là một lập trình viên. Vậy làm thế nào để trở thành một lập trình viên "xịn" và làm thế nào để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn ở trong bài viết này nhé ! I. Phải làm gì để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?Đọc thêm: #1. Nắm chắc các kiến thức cơ bảnCũng như một ngôi nhà, muốn nhà vững chắc thì móng nhà phải thật sâu và rộng, không có lỗ hổng nào bên trong. Tương tự như vậy, để trở thành một lập trình viên "xịn" thì trước tiên bạn phải có kiến thức cơ bản/ kiến thức nền thật tốt cái đã. Tất nhiên, việc đòi hỏi một sinh viên mới ra trường có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm tốt là một điều tương đối khó, nhưng việc đòi hỏi một sinh viên có kiến thức căn bản tốt là một điều không quá đáng chút nào. Vậy "kiến thức cơ bản" mà mình đang nhắc đến ở đây là gì? Đó là những kiến thức về kiến trúc máy tính, cách thức vận hành của máy tính, hệ điều hành, cấu trúc dữ liệu và giải thuật cơ bản và một ngôn ngữ lập trình nào đó… Đó cũng là cách giúp chúng ta rèn luyện tư duy để giải quyết vấn đề, cũng như cách giúp các bạn ứng biến/ xử lý khi gặp phải những tình huống khó khăn. Câu hỏi tiếp theo là tại sao nắm chắc kiến thức cơ bản lại có thể khiến bạn trở thành một lập trình viên "xịn"? Để trả lời cho câu hỏi này thì khi nào các bạn đi làm được một thời gian thì các bạn sẽ tự cảm nhận được rất rõ, nhất là khi phải tiếp cận với nhiều công nghệ mới hàng ngày. Kiến thức cơ bản cho các bạn nền móng vững chắc để đào sâu vào một công nghệ nào đó, vì bản chất của những công nghệ mới dù thay đổi đến đâu thì những điều căn bản và cốt lõi của chúng vẫn được giữ nguyên. Các bạn không tin thì cứ để ý những anh dev cứng ở công ty mà các bạn đang làm thì sẽ thấy, họ có kiến thức căn bản rất tốt. Hỏi gì biết đó, hiểu vấn đề rất sâu. Đó là do họ nắm kiến thức nền rất chắc. #2. Rèn luyện tinh thần trách nhiệmNói về TRÁCH NHIỆM thì cho dù bạn làm về nghề gì hay lĩnh vực gì thì cũng phải luôn đặt lên hàng đầu, chứ không riêng gì lập trình viên. Vậy như thế nào là một lập trình viên có trách nhiệm? Theo cá nhân mình, trách nhiệm này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, đôi khi nó đơn giản chỉ là việc bạn chấp hành giờ giấc theo đúng quy định của công ty. Nhưng đôi khi nghiêm trọng hơn, nó liên quan đến việc đảm bảo bảo mật thông tin dự án của công ty… Trong khuân khổ bài viết này mình muốn đề cập đến sự trách nhiệm trong công việc. Mà cụ thể ở đây là cách chúng ta viết code, cách chúng ta làm việc với mọi người. Mình từng làm việc với vài người bạn, họ viết code rất ẩu, hầu như không bao giờ kiểm tra lại code đã viết, thậm chí là họ chỉ viết cho xong để cho đội ngũ tester lo phần kiểm thử. Đến lúc lỗi tùm lum thì lại mất công cãi nhau – rồi ngồi chỉnh sửa lại, chưa kể quá trình viết code họ không viết theo quy tắc chung, mạnh ai người nấy viết, không chú thích (comment) để người khác hiểu. Để rồi đến lúc người sau vào đọc và sửa lỗi cho họ thì thực sự là phát cáu, vì đọc không hiểu gì hết hoặc có hiểu thì cũng tức vì "code vớ code vẩn". Chưa kể nhiều bạn làm chưa xong task đã bỏ dở khiến nhiều team khác cũng bị ảnh hưởng lây.
Ừ thì hết giờ là bạn có thể về, nhưng nếu chưa xong thì hãy nán lại thêm một chút cho xong hẳn đi, hoặc nếu còn nhiều quá thì hãy thông báo lại cho mọi người là để hôm sau "chiến đấu tiếp".. Vậy nên mình mới nói, trách nhiệm là một trong những điều tiên quyết để bạn có thể trở thành một lập trình viên "xịn". #3. Nhớ mình đã sai ở đâu và đừng lặp lại đến lần thứ 3Sai thì ai mà chẳng có lúc sai, có đúng không ạ ! Làm lập trình viên thì lại càng hay sai hơn nữa, thậm chí là sai rất nhiều là đằng khác. Không có ai trách chúng ta trong những lần sai đầu tiên (trừ khi nó quá nghiêm trọng, ví dụ như lỡ tay xóa database 😊) Nhưng nếu là một lập trình viên "xịn" thì họ sẽ không phạm phải một sai lầm cho đến lần thứ 3. Tại sao mình lại không dám nói là cho đến lần thứ 2. Vì thực tế, dù vô tình hay cố ý thì lần đầu tiên sai lầm chúng ta sẽ chỉ ghi nhớ nếu đó là một lỗi tương đối nghiêm trọng, hoặc người khác đã gặp và nói cho bạn biết, sau đó bạn lại mắc đúng lỗi đó. Mình từng có cậu em làm chung team, bạn này làm front-end (về giao diện người dùng). Tuy khá thông minh nhưng lại hay bị mắc những lỗi sai xót "vặt vãnh" khi làm. Có những lỗi mình đã nhắc bạn ý 3-4 lần mà bạn ý vẫn không nhớ để lần sau không mắc phải nữa, thậm chí có lần bạn ý đã bị leader nổi cáu vì cứ lặp đi lặp lại một lỗi mà anh em trong team đã nhắc nhở. Một phần đến từ trách nhiệm, nhưng phần đa mình nghĩ bạn đó không biết cách rút kinh nghiệm, không biết ghi chú lại để nhớ hay làm cách nào đó để không lặp lại lỗi sai đó nữa. Nói vậy để các bạn thấy rằng chúng ta vốn không thể tránh khỏi những sai sót, nhưng rõ ràng việc biết sai và sửa sai sẽ giúp các bạn tốt hơn mỗi ngày. Và cũng không làm người khác khó chịu ! #4. Luôn luôn học hỏiHọc hỏi mình muốn nói ở đây là học hỏi ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, chứ không chỉ là là vấn đề chuyên môn. Với một lập trình viên chuyên nghiệp thì chuyên môn không phải là tất cả ! Vậy cần phải học hỏi thêm những gì để trở thành một lập trình viên "xịn"? Tất nhiên, đầu tiên vẫn là kiến thức chuyên môn rồi ! Khi các bạn đi làm, mình nói thật là các bạn sẽ có rất ít thời gian rảnh rỗi để ngồi học nguyên một công nghệ mới nào đó. Không giống với cái thời các bạn còn đi học, bạn có thể học từ A-Z một kỹ năng nào đó, bạn có rất nhiều thời gian cho việc học và nghiền ngẫm. Nhưng khi đã đi làm rồi thì khác, đôi khi bạn chỉ có khoảng một tuần để ngốn hết đống tài liệu của một công nghệ nào đó và bắt đầu lao vào dự án ngay. Nhiều bạn mới đầu sẽ bị ngộp, mình cũng từng như thế. Nhưng đừng quên là bạn còn đồng nghiệp, bạn bè và các đàn anh ở công ty. Hãy tranh thủ học hỏi từ họ và nếu có thể thì bạn hãy nhờ họ chỉ giúp những gì có thể. Họ sẽ vạch ra con đường ngắn nhất cho bạn. Ngoài ra, mình khuyên các bạn nên tranh thủ học thêm những lúc rảnh rỗi, đặc biệt là mấy bạn làm ở các công ty Product – nơi mà công nghệ có nhiều thay đổi. Ngoài chuyên môn thì các bạn cũng nên học những "kỹ năng" khác từ các đàn anh, đàn chị. Đó là kỹ năng thuyết trình, đó là kỹ năng viết báo cáo, đó là kỹ năng phân chia nguồn lực, quản lý nhân lực… Đừng chỉ lao đầu vào code vì code mãi bạn sẽ cảm thấy mất hứng thú với nó ! Mình không biết các bạn thế nào, nhưng các bạn cứ thử hỏi mấy người đi code được 2-3 năm mà xem. Hỏi 10 người thì sẽ có 7, 8 người nói là "nếu em muốn tiến xa hơn thì đừng code mãi". Mình nói vậy không phải để xúi các bạn đừng code nữa. Mà ý mình muốn muốn nói ở đây là hãy học hỏi mọi thứ và biết đâu đến một ngày bạn sẽ không phải code nữa 😊 II. Lời kếtVâng, như vậy là trong bài viết này mình đã cùng các bạn giải đáp câu hỏi làm sao để trở thành một lập trình viên "xịn" rồi nha. Đọc đến đây không biết có bạn nào thắc mắc sao mình không đề cập đến yếu tố "thông minh" không nhỉ 🙂 Chắc chắn rồi, những bạn thông minh – tinh ý thường rất "đáng sợ", vì họ tiếp cận và giải quyết vấn đề rất nhanh. Nhưng điều đó không có nghĩa là "xịn", nó chỉ là một yếu tố góp phần nhỏ thôi. Bạn không nhất thiết phải quá thông minh để trở thành một lập trình viên "xịn" đâu. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho nhiều bạn, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo. CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
You are subscribed to email updates from Blog chia sẻ kiến thức: Máy tính - Công nghệ & Cuộc Sống. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét