Phát hiện dấu chân người cổ xưa nhất ở đảo Crete thách thức giả thuyết tổ tiên chúng ta đến từ Châu Phi

Khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, Neil Armstrong đã nói: "That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind" (Tạm dịch: "Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến lớn của cả nhân loại).

Nhưng khi một người vô danh đặt bước chân đầu tiên trên Trái Đất, có lẽ anh ấy đã không nói gì cả. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết họ vừa tìm thấy hóa thạch của dấu chân người cổ xưa nhất còn sót lại trên hành tinh chúng ta.

Phát hiện dấu chân người cổ xưa nhất ở đảo Crete thách thức giả thuyết tổ tiên chúng ta đến từ Châu Phi - Ảnh 1.
Phát hiện dấu chân người cổ xưa nhất ở đảo Crete thách thức giả thuyết tổ tiên chúng ta đến từ Châu Phi - Ảnh 2.

Với niên đại 6,05 triệu năm, dấu chân này được tìm thấy tại một bờ biển trên đảo Crete của Hy Lạp. Nó được cho là thuộc về loài Graecopithecus freybergi, tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta khi mới tách khỏi nhánh cây tiến hóa với tinh tinh.

Nếu đúng vậy, đây có thể là dấu tích của một trong những người đầu tiên vươn mình đứng thẳng và đi bằng hai chân trên Trái Đất.

Những dấu chân cổ xưa trên bờ biển

Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Anh, Đức, Thụy Điển, Hy Lạp và Ai Cập đã phát hiện ra 50 dấu chân trong lớp trầm tích dày 30 mét của bãi biển Trachiolos thuộc đảo Crete, Hy Lạp. Ban đầu, các dấu chân này được xác định thuộc về một loài hominin cổ đại sống cách chúng ta 5,7 triệu năm.

Tuy nhiên, một phân tích mới được công bố trên tạp chí Scientific Report, sử dụng phương pháp địa vật lý và vi cổ sinh vật học, cho thấy tuổi thực sự của những dấu chân này có thể lên tới 6,05 triệu năm, tức là sớm hơn 350.000 năm so với suy nghĩ ban đầu của các nhà khoa học.

Khoảng thời gian này trùng khớp với sự có mặt của Graecopithecus freybergi, một loài hominin có hóa thạch cổ nhất được tìm thấy cách đây 7,2 triệu năm tại khu vực ngày nay là Châu Âu. Hominin là nhánh tiến hóa có điểm kết thúc là Homo sapiens – chính là con người chúng ta ngày nay và đã bắt đầu ở thời điểm chúng ta chia tách khỏi loài tinh tinh.

Trong so sánh, Australopithecus afarensis, loài người ngang hàng với tinh tinh sở hữu hóa thạch nổi tiếng nhất là Lucy chỉ có niên đại cách đây 3,9 triệu năm. Hóa thạch lâu đời nhất của loài người anh em của chúng ta, Homo neanderthalensis có niên đại chỉ 430.000 năm, còn Homo sapiens là 300.000 năm.

Những con số này đã làm nổi bật những dấu chân mới được xác định ở đảo Crete của Hy Lạp – một bằng chứng trực tiếp lâu đời nhất về giống người đã đứng thẳng bằng hai chân và đi bộ trên mặt đất.

Phát hiện dấu chân người cổ xưa nhất ở đảo Crete thách thức giả thuyết tổ tiên chúng ta đến từ Châu Phi - Ảnh 3.

Nhưng làm sao các nhà khoa học chắc chắn Graecopithecus freybergi đã đứng thẳng bằng hai chân? Họ đã phân tích hóa thạch còn lại ở đảo Crete và thấy những dấu chân này mang đặc điểm của quá trình chuyển tiếp từ đời sống trên cây xuống dưới mặt đất.

"Hình thái học của dấu chân mang các đặc điểm được coi là đặc trưng duy nhất của loài hominin, chẳng hạn như sự hiện diện của vòm bàn chân trước, xương đốt ngón chân cái to và không còn tách rời với các ngón chân còn lại. Các ngón chân từ số II tới số IV cũng ngắn dần đi", các nhà nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, các dấu chân tại Crete cũng nó có vòm trung gian dọc, bàn chân dài hơn và gót chân đã có hình củ tròn và to – đây là những đặc điểm mà các loài linh trưởng khi còn sống trên cây không hề có.

Thách thức giả thuyết loài người có nguồn gốc từ Châu Phi

Với niên đại 6,05 triệu năm, các dấu chân của Graecopithecus freybergi được tìm thấy ở đảo Crete bây giờ sẽ có tuổi tương đương với hóa thạch của loài Orrorin tugenensis, tổ tiên sớm nhất của loài người đứng thẳng được tìm thấy ở Kenya.

Điều này đặt một dấu hỏi lớn với giả thuyết cho rằng toàn bộ nhân loại đã từng có một ngôi nhà chung ở Châu Phi, sau đó mới di cư tới các châu lục khác. Có những bằng chứng bây giờ cho thấy tổ tiên loài người vốn có thể đã có mặt ở lục địa Á-Âu trước đó.

Chẳng hạn như vài năm trước đây, giáo sư Madelaine Böhme, một thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Tiến hóa Con người và Môi trường Đại học Tübingen đã tìm thấy hóa thạch của một loài tiền thân người có niên đại 7,2 triệu năm tại Athens.

Phát hiện dấu chân người cổ xưa nhất ở đảo Crete thách thức giả thuyết tổ tiên chúng ta đến từ Châu Phi - Ảnh 4.

Cũng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu mới, giáo sư Böhme cho biết khoảng 6 triệu năm trước, đảo Crete vẫn còn nối với đất liền Hy Lạp qua vùng Peloponnese. Đó là khoảng thời gian mà lục địa Châu Âu và Cận Đông đã bị tách khỏi Đông Phi ẩm ướt dưới sự mở rộng của sa mạc Sahara.

Trước đó, cũng có một giai đoạn sa mạc hóa cách đây 6,25 triệu năm ở Lưỡng Hà. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Böhme cho rằng nó có thể đã khơi mào cho một cuộc di cư của các loài động vật có vú ở Châu Âu bao gồm cả vượn người đến Châu Phi.

Sau đó, các nhóm tiền thân người như Orrorin tugenensis ở Châu Phi đã tiến hóa song song với nhóm Graecopithecus freybergi có dấu chân mới được tìm thấy ở Châu Âu. Giáo sư Böhme gọi giả thuyết này là "xích đu sa mạc". Và nó đang đan cài thêm nhiều khả năng vào các mô hình tiến hóa cũng như di cư của tổ tiên loài người trên khắp thế giới.

"Lịch sử tiến hóa và mô hình phân tán của các loài hominin vốn là một vấn đề đầy tranh cãi", nhóm nghiên cứu viết. "Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây gợi ý rằng nguồn gốc con người là ở Châu Phi, nhưng cũng có những bằng chứng cho thấy các loài hominin sớm nhất có thể đã tiến hóa ở lục địa Âu-Á".

Tham khảo SciencealertPhys

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét