Không còn người đào Bitcoin ở Trung Quốc

Lệnh cấm tiền mã hóa của Trung Quốc khiến tỷ lệ đào Bitcoin của nước này giảm dần về 0.

Theo số liệu do Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge công bố, thị phần trong lĩnh vực đào tiền mã hóa của Trung Quốc giảm từ 44% về 0% trong vòng 2 tháng. Ngược lại, thị phần khai thác Bitcoin của nước Mỹ bật tăng, từ 17% trong tháng 4 lên 35% vào tháng 8.

Michel Rauchs, lãnh đạo nhóm theo dõi tài sản số Cambridge cho rằng ảnh hưởng của lệnh cấm tại Trung Quốc khiến thị phần đào Bitcoin tại các nước khác tăng lên.

"Sau lệnh cấm của Trung Quốc, thị phần đào tiền mã hóa của các nước khác trên thế giới bật tăng. Đây là một sự phát triển tích cực cho an ninh mạng và các quy tắc phi tập trung của Bitcoin", Michel Rauchs nhận định.

Khong con nguoi dao Bitcoin o Trung Quoc anh 1

Trung Quốc từng là trung tâm khai thác Bitcoin của thế giới. Ảnh: Getty Images.

Sam Tabar, Giám đốc chiến lược của công ty khai thác Bit Digital có trụ sở tại New York cho rằng lệnh đàn áp tiền mã hóa của Trung Quốc đã khiến toàn bộ trại đào Bitcoin tại nước này phải dời đi nơi khác. Điều này dẫn đến "cuộc di cư khai thác". Công ty của ông cũng đã ngừng hoạt động tại Trung Quốc từ tháng 10/2020.

CEO của công ty khai thác Marathon Digital Holdings, Fred Thiel cho rằng việc Trung Quốc ban bố lệnh cấm là moojt điều tuyệt vời đối với ngành công nghiệp này.

"Khi Trung Quốc cấm các hoạt động có liên quan đến tiền mã hóa, tỷ lệ băm của Bitcoin giảm khá sâu. Chúng tôi đào được nhiều BTC hơn trước", Fred Thiel cho biết.

Theo số liệu từ Marathon Digital Holdings, sau lệnh cấm, sản lượng Bitcoin của công ty này tăng đến 91%, tương đương 1.252 BTC/ngày.

Tuy nhiên, Thiel cho biết việc đào Bitcoin sẽ khó khăn hơn trong tương lai, khi các trang trại khác ổn định và bắt đầu hoạt động trở lại.

"Ngay sau lệnh cấm, các thợ mỏ Trung Quốc cũng chuyển nhiều máy đào sang Kazakhstan. Họ muốn hoạt động lại càng nhanh càng tốt", nhà đồng sáng lập nền tảng khai thác tiền số Xive, Didar Bekbauov cho biết.

Theo FT, các nhà chức trách Kazakhstan đã chỉ trích nhiều trang trại đào Bitcoin vì khiến nước này thiếu hụt năng lượng điện. Chính phủ Kazakhstan cũng đã ban hành thuế khai thác tiền mã hóa, sẽ có hiệu lực từ năm 2022.

Ngày 24/9, chính quyền Trung Quốc tục tăng cường đàn áp lên các đồng tiền mã hóa. Theo tuyên bố mới nhất, nước này kiên quyết loại bỏ tận gốc những giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền mã hóa trên toàn quốc.

Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác. Đồng thời, việc làm này gây áp lực lên các cổ phiếu của ngành tiền mã hóa và blockchain.

Bitcoin có tác hại như thế nào tới môi trường? Để khai thác Bitcoin, người ta cần rất nhiều máy đào hoạt động liên tục 24/7. Lượng khí thải carbon từ hoạt động đào Bitcoin tương đương với toàn bộ khí thải carbon của Argentina.

Phụ nữ Afghanistan sống nhờ vào Bitcoin

Người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, trông cậy vào tiền mã hóa để vượt qua khó khăn khi nền tài chính tại quốc gia này đang ở tình cảnh hỗn loạn.

Nhà đầu tư Micheal Burry xem tiền số chó Shiba là vô nghĩa

Nhà đầu tư Micheal Burry cho rằng đồng tiền mã hóa meme nổi tiếng Shiba Inu là vô nghĩa, khó tăng trưởng vì nguồn cung của loại coin này đã vượt hơn 1 triệu tỷ đồng.

'Cá voi Bitcoin' lớn thứ 3 thế giới vừa chốt lời

Sau nhiều lần "bắt đáy", cá voi lớn thứ ba thị trường tiền mã hóa đã bán Bitcoin ở mốc 54.300 USD để thu về lợi nhuận.

Không còn người đào Bitcoin ở Trung Quốc Bitcoin Tiền mã hóa Tiền mã hóa Bitcoin Đào Bitcoin

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét