Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày

Có lẽ từ khi con người phát minh ra sự chơi, hành động gian lận đã tồn tại. Các nhà khảo cổ Na Uy từng phát hiện ra một con xúc xắc 600 năm tuổi không có số 1 và số 2; họ đặt tên cho công cụ ăn gian này là “viên xúc xắc gian lận”. 

Ngày nay, sự chơi phức tạp hơn đổ xúc xắc 6 mặt, đồng thời công cụ gian lận cũng đã siêu việt hơn. Những game online như Liên Minh Huyền Thoại hay Counter-Strike: Global Offensive là mục tiêu béo bở của kẻ gian, những game dạng này mang tính cạnh tranh cao đến mức game thủ sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm để đổi lấy đôi ba tiếng đồng hồ giải trí. 

Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày - Ảnh 1.

“Viên xúc xắc gian lận” 600 năm tuổi, bằng chứng cổ xưa cho thấy thói xấu "hack game" đã tồn tại từ lâu.

Trong thời đại của game và dịch vụ trực tuyến đã dung hợp thành một, cuộc chiến chống gian lận quan trọng hơn bao giờ hết. Khi các phần mềm hỗ trợ gian lận ảnh hưởng ngày một xấu tới game, các nhà phát triển cũng phải tìm ra những phương cách ngăn chặn mạnh hơn nữa. Nỗ lực của nhà phát triển không chỉ cải thiện trải nghiệm người chơi, mà còn đảm bảo con gà đẻ trứng vàng của nhà phát triển không sớm vô sinh.

Cuộc chiến chống cheat

Dù nhu cầu game thủ phức tạp đến mấy, những nhóm làm cheat đều có thể đáp ứng được. Từ những mong muốn đơn giản như nhìn xuyên tường, tự động ngắm bắn vào đầu đối thủ cho tới những thứ phức tạp như tự động tránh né sát thương, tự động di chuyển, phần mềm có thể thực hiện được hết. Miễn là người chơi có kinh phí mua những phần mềm kiểu này.

Cũng có nhiều lý do đẩy một game thủ lương thiện vào con đường tăm tối, ví dụ bản chất cạnh tranh của một game khiến họ muốn nếm mùi chiến thắng. Có những trường hợp chỉ gian lận thử cho vui, mà lại có những trường hợp cố tình gian lận để phá hoại cuộc vui của người khác.

Việc gian lận trong game cũng tương tự câu hỏi tại sao trời lại xanh vậy. Bạn sẽ nhận về hàng tá câu trả lời khác nhau tới từ những góc nhìn khác nhau, thế nhưng không câu trả lời nào rõ ràng cả”, nhóm làm phần mềm gian lận IWantCheats khẳng định. “Sự thật khác biệt theo từng người - có người làm vì họ nghiện [cảm giác vượt trội] hoặc nghĩ rằng đời họ sẽ khá hơn nếu họ thắng nhiều hơn, hoặc có kẻ gian lận vì tò mò, hoặc vì cay cú vì bại trận dưới tay người chơi giỏi hơn mình”.

Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày - Ảnh 2.

Ví dụ về hack xuyên tường trong CSGO.

Dù lý lẽ là gì, thì đó vẫn là động cơ thúc đẩy kẻ gian lận bỏ tiền ra mua phần mềm cheat. Đầu năm nay, Trung Quốc triệt phá đường dây cung cấp phần mềm hack game trị giá hơn 1.772 tỷ VNĐ, thu giữ hàng loạt siêu xe của những kẻ bán phần mềm bất lương. 

Thay vì bán một phần mềm cheat dùng nhiều lần, những nhóm tội phạm này kinh doanh theo mô hình đăng ký định kỳ. Lý lẽ của nhóm làm cheat là các nhà phát triển liên tục vá game, khiến các lập trình viên cũng phải liên tục cập nhật cho phần mềm gian lận. 

Bên cạnh đó, các nhóm viết phần mềm cheat cũng rà soát thị trường, cố gắng nắm bắt xu hướng để tìm ra đâu là bom tấn mới sở hữu những khách hàng tiềm năng. Xác định được mục tiêu, họ phải liên tục thử nghiệm để xem cheat hoạt động tốt đến đâu và có tránh né được phần mềm chống gian lận. Và không chỉ những game đã có chỗ đứng trên thị trường, những game chưa ra mắt cũng không nằm ngoài tầm ngắm của nhóm tội phạm. 

Nhìn lướt qua các bản cheat đang bán tràn lan trên thị trường, bạn có thể thấy phần mềm gian lận cho những cái tên quen thuộc như LMHT, Apex Legends, CSGO và cả những game ít người chơi như Bloodhunt, Outriders. Thậm chí, những game chưa ra mắt như Call of Duty: Vanguard hay Battlefield 2042 cũng đều đã có cheat, mặc dù game mới chỉ mở đợt chơi thử beta.

Game thủ gian lận ngay cả trong giai đoạn beta của game Call of Duty.

Các nhà phát triển ngày càng chạy đua gay gắt hơn với nhóm viết phần mềm cheat/hack. Nhiều bên công bố những công nghệ chống gian lận mới, hứa hẹn sẽ trừ khử tận gốc vấn đề nhức nhối. Ngay cả khi công nghệ chống gian lận chạy trên trực tiếp trên nhân hệ điều hành (kernel), vốn bị game thủ dè bỉu do nó có thể theo dõi MỌI hoạt động diễn ra trên máy, cũng được đón nhận hơn trước. Game thủ đã chán cảnh thua kẻ gian lận lắm rồi.

Màn giằng co vẫn tiếp diễn, khi kẻ viết phần mềm cheat tiếp tục cố gắng vượt mặt những phần mềm được cho là chống gian lận hiệu quả hàng đầu. 

Ranh giới mập mờ

Chỉ nội trong năm ngoái, ta có thể thấy rõ sự thay đổi trong cách người chơi nhìn nhận phần mềm chống gian lận can thiệp sâu vào hệ thống. Phần mềm Vanguard của Riot (cho game Valorant) chạy trực tiếp trên kernel được cho là can thiệp quá sâu vào hệ thống máy, có thể theo dõi nhất cử nhất động của người dùng. Với một phần mềm chống gian lận, Vanguard có thể theo dõi kỹ càng hơn những hành vi gian lận, chỉ có điều những phần mềm kiểu Vanguard sẽ yêu cầu người chơi và nhà phát triển tin tưởng lẫn nhau.

Những cáo buộc phần mềm anti-cheat này giống malware đã là một trong những sự vụ nổi tiếng nhất cộng đồng game năm ngoái. Nhưng một năm sau, cái nhìn của người chơi đã khác. Một bộ phận cộng đồng Apex Legends còn lên tiếng xin nhà phát triển Respawn hãy ứng dụng một công nghệ tương tự.

Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày - Ảnh 4.

Khi phát hiện ra hành vi gian lận, công cụ Vanguard sẽ xóa trận đấu khỏi lịch sử của người chơi.

Người đứng đầu bộ phận chống gian lận của Riot Games, Philip Koskinas cung cấp một số tin nội bộ trong buổi phỏng vấn với IGN diễn ra không lâu. Anh kể về những ngày đầu sóng gió của Vanguard. 

Chúng tôi lội bùn, nuốt hết tất cả những lời lẽ xấu có thể có”, Koskinas kể lại. “Chúng tôi bị gọi là phần mềm gián điệp liên bang, video YouTube nào cũng chứa chuyên gia kernel kể lể những bí mật bị bại lộ thông qua phần mềm. Chẳng có ai nói đúng cả”.

Bây giờ, việc sở hữu một phần mềm chống gian lận hiệu quả đã là yếu tố khẳng định chất lượng của một game online, đồng thời là ưu điểm mà một nhà phát triển có thể dùng trong quảng bá sản phẩm.

Yếu tố tài chính cũng thúc đẩy quyết định đầu tư vào phần mềm chống gian lận cũng. Những game chơi miễn phí như CoD: Warzone hay Fortnite dựa dẫm nhiều vào một phần mềm anti-cheat hiệu quả. Chúng giữ chân người chơi ở lại một môi trường vắng bóng “pháp sư”.

Một trong những điều chúng tôi thể hiện được, và cũng là thứ thể hiện rõ giá trị của phần mềm anti-cheat, đó là sau khi chạm trán kẻ gian lận và sử dụng cơ chế tố cáo người chơi mà biết được đó là kẻ gian lận, tỷ lệ một người chơi bỏ game tăng tới ba lần”, anh Koskinas nói.

Sự vụ càng tệ hơn khi game thuộc thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất. Sau khi đụng mặt kẻ gian lận, tỷ lệ bạn bỏ chơi một tuần hoặc hơn cao gấp năm lần một người chơi không gặp trường hợp tương tự”.

Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày - Ảnh 5.

Nhóm phát triển Vanguard của Riot Games.

Riot bỏ ngày một nhiều công sức vào phát triển và hoàn thiện phần mềm chống gian lận Vanguard. Nhưng những kẻ viết phần mềm cũng không dễ dàng bỏ cuộc, lợi nhuận từ việc bán phần mềm gian lận quá lớn.

10 năm trước, các phần mềm gian lận được bán thông qua một số nhà cung cấp lớn, sở hữu một cộng đồng theo dõi lên tới cả ngàn người và chơi mãi rồi không bị phát hiện, sau đó họ sẽ bị hệ thống chống gian lận càn quét theo lượt”, Koskinas giải thích. “Nhưng vì phần mềm gian lận ngày nay phát triển quá nhanh, cộng đồng có thể dùng một trăm, hai trăm và thậm chí, có thể cả ngàn phần mềm cheat”.

Koskinas nói thêm về việc phải dùng tới rất nhiều phương pháp phát hiện khác nhau để có thể chỉ ra những phần mềm cheat khác nhau.

Cuộc chiến không hồi kết

Một phần mềm anti-cheat hiệu quả hơn sẽ không khiến người chơi xấu tính tìm tới phần mềm bẩn, mà cũng khó có thể khiến những kẻ viết phần mềm bỏ qua món lời lớn.

Tôi không biết chỉ số thống kê có ứng vào trường hợp này không, nhưng càng nhiều người chơi, số người tìm tới Google tra từ khóa ‘cheat’ lại càng tăng”, Koskinas giải thích. Từ những gì đội ngũ Vanguard theo dõi người chơi trên cả LMHT và Valorant, nếu một tài khoản gian lận ít nhất hai lần, họ sẽ tiếp tục có những lần thứ n nữa. “Nếu đã cheat tới hai lần, tôi chẳng thấy ai quay đầu lại nữa”.

Phần mềm gian lận sẽ không bao giờ biến mất, vậy nên chỉ mong phần mềm chống gian lận ngày một tân tiến. Theo lời Koskinas, mục tiêu tối thượng của ngành phát triển phần mềm anti-cheat có lẽ là dùng machine learning để phân biệt hành vi rê chuột của người chơi với phần mềm tự động. Thế nhưng, dự án này sẽ cần một đội ngũ lập trình viên tài năng và tận tâm với nghề.

Bên trong cuộc chiến chống gian lận trong game vẫn leo thang từng ngày - Ảnh 6.

Ở thời điểm hiện tại, các nhà phát triển chỉ có thể tập trung vào đứa con cưng đẻ trứng vàng của mình. Activision công bố phần mềm anti-cheat mới cho CoD: Warzone; Epic Game mua lại cả công ty Easy Anti-Cheat để giúp Fornite sạch bóng cheater; còn với Riot Games, họ tập trung điều tra để giúp cộng đồng 20% người chơi giỏi nhất không có kẻ gian lận. 

Nỗ lực của đội ngũ phát triển Vanguard đã thu về những kết quả ấn tượng. Theo lời Koskinas, “độ đa dạng phần mềm cheat đạt đỉnh” cùng lúc mối lo về người chơi gian lận trong game “đang đạt đáy”. 

Koskinas trả lời đơn giản sau khi thổ lộ những thành tựu trên với IGN: “Tôi chỉ mong không ai gian lận cả. Nhưng mà mục tiêu mà không có kế hoạch thì mãi chỉ là giấc mơ thôi nhỉ? Tôi tin người ta vẫn nói vậy đó”.

Theo IGN

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét