Nồng độ Oxy trong máu là gì? Các dấu hiệu nồng độ Oxy thấp, khi nào cần đo nồng độ Oxy trong máu?

Nồng độ Oxy trong máu hay con được biết đến là SpO2 chính là một trong những chỉ số sức khỏe, thể chất quan trọng của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này để có cái nhìn khái quát.


Xem thêm:


Ngoài tìm hiểu về khái niệm, bạn còn có thể biết được những dấu hiệu khi nồng độ Oxy thấp cũng như thời điểm bạn nên đo nồng độ Oxy máu của mình.

Nồng độ Oxy trong máu là gì?

Nồng độ Oxy máu chính là lượng Oxy lưu thông trong máu. Đa phần Oxy được vận chuyển bởi tế bào hồng cầu. Chúng tiếp nhận Oxy từ phổi và vận chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể sẽ giám sát chặt chẽ nồng độ Oxy trong máu để giữ chúng trong một khoảng cụ thể nhằm cung cấp đủ oxy cho nhu cầu của mọi tế bào của cơ thể.

Nồng độ Oxy trong máu

Nồng độ Oxy máu của một người là một chỉ số đánh giá mức độ cơ thể phân bổ Oxy từ phổi đến các tế bào và đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của chúng ta.

Nồng độ Oxy máu thấp và bình thường

Hầu hết các phân tử Hb sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Một người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 95% - 100%.

  • Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 97% - 99%: oxy trong máu tốt.
  • Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 94% - 96%: oxy trong máu trung bình – cần cho thở thêm oxy.
  • Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 90% - 93%: oxy trong máu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
  • Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
  • Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.

Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn: trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Khi chỉ số này quá thấp so với mức trung bình của một người khỏe mạnh, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là giảm oxy máu. Điều đó có nghĩa là cơ thể đang vận chuyển oxy đến các tế bào, mô, cơ quan khó khăn hơn bình thường.

Để đo các thông số này, chúng ta cần sử dụng một sản phẩm tốt và chính xác. Một trong số đó không thể không kể đến chính là máy đo nồng độ Oxy trong máu LK88 SpO2.

Khi nào cần đo nồng độ Oxy trong máu?

Một số triệu chứng của giảm oxy máu như sau:

  • Hụt hơi
  • Đau đầu
  • Bồn chồn
  • Chóng mặt
  • Thở nhanh
  • Tức ngực
  • Lú lẫn
  • Huyết áp cao
  • Thiếu sự phối hợp
  • Rối loạn thị giác
  • Cảm giác hưng phấn
  • Nhịp tim nhanh

Đây chính là những biểu hiện rõ ràng nhất của việc hạ Oxy máu. Do đó, nếu bạn mắc phải một trong số các triệu chứng trên thì việc chúng ta cần làm ngay chính là kiểm tra nồng độ Oxy máu để có thể khắc phục và điều trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả không đáng có.

Phương pháp điều trị

Điều trị nồng độ Oxy máu thấp gồm có việc bổ sung oxy. Cách làm này có thể được thực hiện tại nhà và được gọi là liệu pháp Oxy tại nhà.

Có rất nhiều những thiết bị để cung cấp và theo dõi liệu pháp oxy tại nhà. Tuy nhiên, một số được xem là thuốc và cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chúng ta có thể tự thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm các triệu chứng khó thở và cải thiện sức khỏe chung cũng như chất lượng cuộc sống như:

  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh hút thuốc thụ động ở những nơi có người khác hút thuốc
  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả
  • Tập thể dục thường xuyên

Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Di Động Việt

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét