Nền tảng Giúp tôi! - 'Uber' trong tư vấn y tế

Giúp tôi! là nền tảng kết nối cộng đồng, cho phép bác sĩ dành 15 phút để hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân.

Giúp tôi! được khởi xướng bởi liên minh bốn đơn vị, gồm STEAM for Việt Nam, Got It! Việt Nam, Kompa Group và Filum, hỗ trợ bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19.

Ứng dụng đã sẵn sàng trên App Store và CH Play, kết nối người có nhu cầu khám, chữa bệnh với người có khả năng giúp đỡ. Hiện tại, Giúp tôi! tập trung vào hỗ trợ y tế miễn phí cho những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Khi cần tư vấn, người dùng sẽ gửi yêu cầu lên nền tảng này từ smartphone. Cụ thể, người dùng có thể chọn chuyên khoa cần hỗ trợ, từ SARS-CoV-2 đến y học gia đình, xương khớp, hô hấp, nội tiết... đồng thời mô tả về triệu chứng. Từ yêu cầu này, hệ thống sẽ tìm một chuyên gia y tế phù hợp và kết nối với người dùng tức thì. Sau khi kết nối thành công, bác sĩ và người cần tư vấn trao đổi với nhau qua chat hoặc cuộc gọi video.

Giao diện của ứng dụng Giúp tôi!. Người dùng chỉ cần chọn chuyên ngành, mô tả nhu cầu là có thể được kết nối ngay đến bác sĩ, chuyên gia phù hợp.

Giao diện của ứng dụng Giúp tôi!. Người dùng chỉ cần chọn chuyên ngành, mô tả nhu cầu là được kết nối ngay đến bác sĩ, chuyên gia phù hợp.

Ở phía bác sĩ, bất cứ khi nào có thời gian, họ có thể bật ứng dụng và chờ đợi yêu cầu từ người bệnh. Theo nhà phát triển, cách làm này giúp các bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân linh hoạt dù họ ở bất kỳ đâu, và có thể hỗ trợ bất kỳ lúc nào, chỉ với một chiếc smartphone và cũng không tốn nhiều thời gian.

Mỗi phiên tư vấn kéo dài tối đa 15 phút. Thời gian này được đánh giá là đủ để hai bên có thể trao đổi và giải quyết các nhu cầu. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể kéo dài thời gian nếu cảm thấy cần thiết.

"Lực lượng y tế hiện nay đang rất bận, thế nhưng chỉ cần có 15 phút, họ bật ứng dụng lên là có thể giúp được một người. Nếu có rất nhiều 15 phút đó, chúng ta có thể giúp đỡ rất nhiều người", ông Hùng Trần, người đồng sáng lập dự án Giúp tôi! chia sẻ.

Với ý tưởng là một dự án phí lợi nhuận, phục vụ cộng đồng, thách thức của Giúp tôi! là cần có đội ngũ bác sĩ tình nguyện. Các bác sĩ này cần đáp ứng được về cả chuyên môn và số lượng, để phục vụ bệnh nhân nếu nhu cầu tăng cao.

"Ngay khi ứng dụng được đưa vào hoạt động, đã có hàng nghìn lượt tải về và đăng ký. Tuy nhiên, chúng tôi chưa dám công bố rộng rãi vì sợ số lượng bác sĩ chưa đủ đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân", ông Hùng nói. Các nhà sáng lập mong muốn dự án có thể thu hút được 10 đến 15 nghìn bác sĩ tình nguyện, đặc biệt là bác sĩ ở những vùng chưa phải điểm nóng về dịch bệnh, để có thể hỗ trợ bệnh nhân cả nước.

Nói về kỳ vọng của đội phát triển, ông Hùng chia sẻ: "Khi nền tảng hoạt động tốt, chúng tôi sẽ xây đựng nhiều ứng dụng khác nhau trên đó và tạo thành một 'super app', như kết nối người cho - nhận nhu yếu phẩm, kết nối người cần tư vấn tâm lý... tùy theo đánh giá nhu cầu của người dùng và tình hình của dịch bệnh".

Ứng dụng giúp bác sĩ kết nối và hỗ trợ người bệnh trong 15 phút

Thử nghiệm kết nối tới chuyên gia, cũng là nhà sáng lập dự án, ông Hùng Trần, ứng dụng kết nối ngay lập tức sau khi có yêu cầu. Giao diện làm việc giống các ứng dụng gọi điện video hoặc chat hiện nay. Ảnh: Lưu Quý

Hiện tại, nền tảng có thể xử lý khoảng 300 nghìn yêu cầu mỗi ngày. Việc mở rộng quy mô hay phát triển tính năng được nhà phát triển đánh giá là không khó, do quy tụ được đội ngũ kỹ sư và chuyên gia hùng hậu.

Trong khi các nền tảng kết nối có thể mất cả năm để phát triển, Giúp tôi! đã có thời gian xây dựng thần tốc - chỉ trong 2 tuần. Theo ông Hùng, điều này có được là nhờ sự hỗ trợ của nhiều bên, đồng thời có sự góp sức của một đội ngũ hơn 160 kỹ sư trên khắp thế giới, trong số này có những chuyên gia đang làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Phần "lõi" của ứng dụng được kế thừa từ Got It! - nền tảng kết nối người học với chuyên gia, được hàng triệu người sử dụng. Nhờ đó, việc xây dựng Giúp tôi! cũng được thực hiện một cách nhanh nhất và có thể đáp ứng số lượng lớn người bệnh.

Dù dự án đang có những bước phát triển tốt về mặt kỹ thuật và số người dùng, nhóm phát triển cho biết, họ không mong muốn người dùng phải sử dụng ứng dụng này nhiều. "Khi dịch bệnh qua đi, chúng tôi sẽ dừng dự án", ông Hùng nói.

Lưu Quý

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét