Mỹ sẽ chi gần 2 tỷ USD loại bỏ hoàn toàn thiết bị viễn thông Trung Quốc

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu hoàn tất chương trình trợ cấp chi phí cho các công ty viễn thông nhỏ nhằm tách và sớm thay thế thiết bị của Huawei và ZTE.

Trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí hôm thứ Ba (13/7), Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã hoàn tất chương trình trị giá 1,9 tỷ USD nhằm tách và thay thế các thiết bị viễn thông từ các công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.

Chương trình này nhằm hỗ trợ chi phí cho các công ty viễn thông nhỏ ở Mỹ sớm thay thế các thiết bị nhập từ Huawei và ZTE. Đây là nỗ lực mới nhất của chính quyền Mỹ nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

Để đủ điều kiện nhận tiền, các công ty viễn thông Mỹ phải phục vụ khoảng 10 triệu khách hàng trở xuống. Đó là ngưỡng cao hơn so với con số 2 triệu nhưng ít hơn yêu cầu trước đó. Các công ty đủ điều kiện nếu từng mua thiết bị từ các công ty như Huawei hoặc ZTE trước ngày 30/6/2020, có thể đăng ký để được hoàn lại chi phí thay thế các thiết bị công nghệ mới.

Các quan chức Mỹ từ lâu đã phàn nàn các công ty Trung Quốc có quan hệ với chính phủ và quân đội Trung Quốc và họ là những "gián điệp" chuyên thu thập thông tin nhạy cảm của Trung Quốc.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc liên tiếp tái khẳng định không liên quan tới các công ty công nghệ nước này và không tham gia vào hoạt động gián điệp trong ngành công nghiệp.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đưa hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ thương mại. Một trong những cái tên đình đám nhất bị đưa vào danh sách này là hãng công nghệ Huawei, nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC và nhà sản xuất drone DJI Technology.

Trong nỗ lực nhằm cô lập sự ảnh hưởng của Huawei trong ngành công nghiệp viễn thông trên thế giới, Trump thậm chí còn thúc giục các nước đồng minh và có mối quan hệ thương mại lớn với Mỹ sớm ngăn chặn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo trước đây đã mô tả Huawei và các công ty công nghệ do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn là "con ngựa thành Troy" của tình báo Trung Quốc.

Vào tháng 4, chính quyền Biden đã thêm 7 thực thể khác, chủ yếu là các siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen vẫn với lý do liên quan đến an ninh quốc gia. Bảy thực thể bị đưa vào danh sách đen vì là các siêu máy tính do quân đội Trung Quốc quản lý. Nó được cho là nỗ lực hiện đại hóa quân sự và hỗ trợ nghiên cứu các loại vũ khí và chương trình hủy diệt hàng loạt của Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo viết trong một tuyên bố ngày 8/4: "Siêu máy tính rất quan trọng đối với sự phát triển của nhiều loại vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, chẳng hạn như vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh".

Phó Chủ tịch Huawei tại Mỹ, Glenn Schloss cho biết trong một tuyên bố, công ty cảm thấy "thất vọng" trước cuộc bỏ phiếu và gọi chương trình là "một nỗ lực không thực tế để sửa chữa những vấn đề không đáng có trước đó".

Schloss cho biết: "Sáng kiến ​​của FCC chỉ phần nào tạo ra thêm thách thức cho các nhà mạng ở các vùng nông thôn/vùng sâu vùng xa nhất ở Mỹ khi họ phải đảm bảo duy trì đồng bộ chất lượng dịch vụ ở mức cao cho khách hàng mà không làm mọi thứ gián đoạn". Schloss cho rằng, FCC đã lợi dụng chính sách như một tuyên bố mang nặng tính chính trị.

Đại diện của ZTE và đại sứ quán Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.

Tiến Thanh (Theo CNBC)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét