Kế hoạch mở rộng sản xuất ở nước ngoài của TSMC bị nghi ngờ về hiệu quả

Sau động thái thành lập nhà mày sản xuất chip 5nm tại Mỹ cũng như mở rộng công suất xưởng đúc tại Trung Quốc, TSMC gần đây đã xác nhận ý định xây dựng nhà máy sản xuất chip của mình ở Nhật Bản và Đức nhằm phục vụ khách hàng của mình tại các quốc gia này tốt hơn.

Kế hoạch mở rộng sản xuất ở nước ngoài của TSMC bị nghi ngờ về tính hiệu quả

Tuy nhiên, việc tích cực triển khai sản xuất ở nước ngoài đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ rằng gã khổng lồ xưởng đúc có thể phải đối mặt với áp lực lớn về chi phí và khó có thể thoát khỏi những cường quốc trên thế giới trong ngắn hạn.

Khi việc sản xuất ô tô cũng như những sản phẩm khác bị gián đoạn do thiếu chip trong năm nay, các quốc gia lớn đều tìm cách mở rộng khả năng sản xuất chip trong nước của mình. Và con đường tắt tốt nhất để đạt được mục tiêu này là thúc đẩy sự đầu tư của TSMC trong việc xây dựng các trung tâm sản xuất ở nhiều quốc gia, bởi công ty nắm giữ hơn một nửa năng lực sản xuất trên thế giới cũng như công nghệ quy trình hiện đại nhất để sản xuất những con chip tiên tiến.

TSMC, vốn nhấn mạnh vào việc hoạt động trung lập với tư cách là "xưởng đúc của mọi người", đã phản ứng rất tích cực với các khoản đầu tư nhà máy (fab) ở nước ngoài theo yêu cầu cảu những khách hàng lớn ở Mỹ, Nhật Bản và Đức. Điều đó có thể dẫn đến việc phá vỡ đáng kể các chính sách lâu nay của công ty, vốn tập trung phần lớn sản xuất tại Đài Loan.

Tại cuộc họp cổ đông gần đây, Chủ tịch TSMC, Mark Liu, xác nhận công ty đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với các khách hàng về tính khả thi của việc xây dựng một công ty tại Đức. Quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Ông tiết lộ thêm, TSMC đã tiến hành thẩm định vấn đề xây dựng một nhà máy mới ở Nhật Bản, và mục tiêu của công ty là ít nhất phải hòa vốn về mặt chi phí.

Sau khi thành lập 1 trung tâm nghiên cứu vi mạch 3D tại Nhật Bản, TSMC được cho là đang tìm cách hỗ trợ khách hàng lớn của mình với một nhà máy sản xuất đế wafer chính từ năm 2023. Nguồn tin tiết lộ, công ty cũng có thể phục vụ ngay nhu cầu chip từ các công ty sản xuất ô tô hạng nhất cũng như những nhà cung cấp linh kiện ô tô Châu Âu nếu xây dựng một nhà máy wafer ở Đức.

Những lo ngại về rủi ro có thể xảy ra

Kế hoạch mở rộng sản xuất ở nước ngoài của TSMC bị nghi ngờ về tính hiệu quả

Dẫu thế, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lo ngại rằng những dự án mới ở nước ngoài của TSMC có thể vấp phải áp lực lớn về chi phí, sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành tại những quốc gia mà họ đặt trụ sở, cũng như tỉ giá hối đoái biến động. Tất cả những điều đó có thể dẫn đến biên lợi nhuận của công ty đạt mục tiêu thấp hơn 50% trong một khoản thời gian. Hơn nữa, nhiều áp lục cũng có thể cản trở những tiến bộ về công nghệ cũng như động lực tăng trưởng doanh thu của TSMC.

Trước những lo ngại của thị trường, Mark Liu cho biết, TSMC đang mở rộng sản xuất toàn cầu nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn trong môi trường địa chính trị mới. Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Liu nhấn mạnh, việc duy trì năng lực sản xuất hiệu quả và có lãi là một yếu tố quan trọng để vận hành các nhà máy ở nước ngoài.

Liu nói tiếp, việc nội địa hóa chuỗi cung ứng bán dẫn đang được các quốc gia tích cực theo đuổi, nhưng lại gặp nhiều vấn đề, chẳng hạn như đại dịch, chiến tranh thương mại và thiên tai. Ông nói rằng thị trường không cần phải lo lắng về vấn đề nội địa hóa, bởi các chính phủ toàn cầu sẽ đưa ra quyết định sáng suốt trong thời gian dài.

Các nhà cung cấp thiết bị bán dẫn cho biết, những nhà đầu tư chứng khoán thường không cần quan tâm đến việc tích cực triển khai sản xuất ở nước ngoài của TSMC, bởi với tư cách là đối tác hợp tác được lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia, TSMC có thể dễ dàng giành được các điều khoản đầu tư thuận lợi cần thiết để giảm thiểu rủi ro hoạt động có thẻ xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận. Về vấn đề này, họ nhấn mạnh, điều quan trọng là các cam kết tiêu thụ công suất dài hạn từ các khách hàng tại những quốc gia mà TSMC đặt trung tâm sản xuất.

Các nhà cung cấp tin rằng Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản có thế mạnh riêng trong nhiều phân khúc bán dẫn khác nhau, nhưng lại không dễ để tạo ra một chuỗi sản xuất bán dẫn mạnh một cách nhanh chóng. Điều đó vốn yêu cầu họ đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu và phát triến (R&D) công nghệ quy trình, có nguồn nhân lực khổng lồ, hoàn thành các cụm cung cấp, nâng cấp sản xuất tiếp theo cũng như các đòi hỏi về bảo trị và đặt hàng.

Lê Hữu (theo DigiTimes)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét