Tìm hiểu về G-Sync của Nvidia, trải nghiệm game “sướng” hơn |
- Tìm hiểu về G-Sync của Nvidia, trải nghiệm game “sướng” hơn
- Chơi game thì nên chọn GeForce GTX hay GeForce RTX?
- Mậu thân 1968 (P#4): Tại sao Paris được chọn là nơi đàm phán
Tìm hiểu về G-Sync của Nvidia, trải nghiệm game “sướng” hơn Posted: 13 Jun 2021 07:46 PM PDT Mục Lục Nội Dung Variable Refresh Rates và Adaptive Sync là những công nghệ rất phổ biến giúp đồng bộ tốc độ làm tươi (Refresh) của màn hình và FPS của GPU, giúp loại bỏ hiện tượng xé hình/giật khung hình. Khi mất đồng bộ giữa màn hình và GPU, thường thì là do GPU gửi đến nhiều khung hình/giây hơn so với khả năng xử lý được của màn hình => dẫn đến việc 2 hoặc nhiều frame được hiển thị cùng lúc. Cả 2 hãng card nổi tiếng là AMD và NVIDIA đều có những công nghệ cho riêng mình, công nghệ này nhằm giảm thiểu hiện tượng mất đồng bộ này, bởi phân khúc họ hướng đến luôn là gaming, mà khi chơi game gặp phải những hiện tượng như thế này thì rất là ức chế. Vâng, và trong khuôn khổ của bài viết này, mình giới thiệu đến các bạn công nghệ G-Sync, một trong những vũ khí lợi hại, khẳng định đẳng cấp riêng của Nvidia. #1. G-Sync là gì?Trước khi có G-Sync của Nvidia thì VSync cũng được các nhà phát triển GPU tạo ra để giải quyết vấn đề này.
Vâng, với cơ chế đơn giản của Vsync thì GPU FPS bị giới hạn bởi tốc độ fresh của màn hình, từ đó loại bỏ hiện tượng Tearing khi GPU FPS ở mức cao. Nhưng ngược lại thì khi GPU FPS thấp hơn so với fresh rate của màn hình và VSync vẫn đang bật thì hiện tượng giật lag của màn hình sẽ xảy ra, bởi màn hình vẫn đang chờ GPU output thêm frame để tương xứng với fresh rate của nó. Ban đầu, G-Sync được làm ra để hoạt động chung với VSync, nhưng sau này dần thay thế nó luôn. Sync thường là module phần cứng chuyên biệt, cho phép màn hình tự động thay đổi tốc độ fresh rate để đồng bộ với GPU FPS, vậy nên cho dù FPS tăng cao hay tụt sâu thì hiện tượng giật xé hình hay lag sẽ được cải thiện đáng kể. Thông thường, module G-Sync thường có bộ nhớ là 768 MB, mục đích của bộ nhớ này là để duy trì các khung hình cũ để tính toán hiển thị các khung hình tiếp theo. Thông quá đó, hiện tượng bóng ma cũng được giải quyết với công nghệ này. #2. Ưu và nhược điểm của G-Sync– Ưu điểm: Khác với Vsync thì G-Sync cho phép màn hình tự động thay đổi tốc độ fresh rate để ăn khớp với tốc độ FPS mà GPU xuất ra, từ đó loại bỏ hiện tượng giật lag, xé khung hình. Nói chung là công nghệ này sẽ linh hoạt tần số quét ! Trong một game, nhất là game hành động như CS:GO thì tốc độ khung hình FPS luôn thay đổi, có khi nó lên đến 100 FPS, nhưng lại có lúc rơi xuống dưới 40 FPS (thấp hơn tốc độ fresh rate tiêu chuẩn 60Hz của màn hình thường), nên buộc màn hình cũng phải thích nghi thay vì chỉ dựa vào việc giới hạn GPU FPS của VSync. – Nhược điểm: G-Sync là công nghệ độc quyền của Nvidia, nên module phần cứng G-Sync sẽ khiến giá màn hình tăng cao. Trong khi đó, người dùng vẫn phải chờ công nghệ Free-sync open-source của AMD đạt đến độ chín với hứa hẹn giá thành thấp hơn. Và lúc đó Nvidia sẽ có đối trọng để họ giảm giá thành hơn. #3. Làm thế nào để sử dụng được công nghệ G-Sync?Tất nhiên rồi, để sử dụng được công nghệ G-Sync thì các bạn phải dùng card đồ họa của NVIDIA và màn hình phải được hỗ trợ tính năng này. #4. Tổng kếtCHỐT: G-Sync của Nvidia hay Free-sync của AMD đều ra đời với mục đích đồng bộ hóa thời gian xuất hình của GPU (card đồ họa) và tần suất làm tươi của màn hình. Các công nghệ "đồng bộ khung hình" này hoàn toàn mang tính ứng dụng trong thế giới công nghệ, nhất là khoản gaming, chứ không phải các hãng tự soạn ra làm màu đối với người dùng. Các màn hình có G-Sync hay FreeSync đều rất đáng để sở hữu, tuy nhiên mình có 2 lưu ý nhỏ là người dùng văn phòng/ hay coder thì không nên phí tiền cho các màn hình dạng này. Và thứ hai nữa là, nếu bạn dùng card AMD thì nên xài màn hình FreeSync, còn card Nvidia thì đi với G-Sync. Bonus anh em các mẫu màn hình gaming tốt nhất hiện nay (giữa năm 2021):
Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công ha ! Đọc thêm: CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! | ||||||||||||||||||||||||
Chơi game thì nên chọn GeForce GTX hay GeForce RTX? Posted: 13 Jun 2021 07:45 PM PDT Mục Lục Nội Dung Như các bạn đã biết, NVIDIA thống trị lĩnh vực sản xuất phần cứng đồ họa máy tính (GPU) nhờ lịch sử phát triển lâu đời, cũng như là những sáng tạo đột phá trong kiến trúc phần cứng lẫn giải pháp phần mềm. Đặc biệt là trong những năm trở lại đây với những công nghệ đỉnh cao như Đi kèm với đó là vô số các phân khúc sản phẩm cho người dùng chọn lựa, vậy nên thị trường người dùng của card đồ họa NVIDIA là rất đa dạng: từ mobile cho đến văn phòng, game thủ, server,… zi zỉ zì zi, cái gì cũng có. Vâng, và bài viết này hôm nay mình sẽ giúp các bạn game thủ nói riêng, hay những người dùng có túi tiền kha khá trở lên nói chung, sẽ hiểu hơn về dòng card GTX và RTX của NVIDIA GeForce => Từ đó các bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định nên mua loại card nào là phù hợp với bạn nhất. #1. GeForce GTX là gì?Giga Texel Shader eXtreme (GTX) là một nhánh con của hãng Nvidia GeForce. Nvidia GTX được ra mắt lần đầu vào năm 2008 với series 200 (codename Tesla): GTX 260 và GTX 280. Mỗi series card đi kèm với kiến trúc cải tiến hơn: series 200 & 300 là Tesla, series 400 & 500 mang kiến trúc Fermi, tiếp đến là kiến trúc Turing năm 2019 với series 16: GTX 1650, 1660, 1660Super và 1660Ti. #2. Vậy còn GeForce RTX?RTX là viết tắt của cụm từ Ray Tracing Texel eXtreme, đây cũng là một nhánh con khác của Nvidia GeForce. Dòng RTX hướng đến phân khúc gaming cao cấp, đặc biệt là hỗ trợ Realtime Ray-tracing.
Dòng này thì sinh sau đẻ muộn hơn, RTX ra đời năm 2018 với kiến trúc Turing: RTX 2060/Super, 2070/Super, 2080, 2080Ti/Super hỗ trợ Microsoft DirectX12 DXR (DirectX Raytracing) và DLSS (Deep Learning Super Sampling). #3. So sánh Nvidia GTX với Nvidia RTXNhắc lại một chút thì GeForce là một hãng GPU của Nvidia, GeForce có 2 phiên bản là GTX và RTX (đây có thể coi là hậu bối của GT vs GS trước đó). GTX và RTX hay GeForce nói chung là sinh ra là để dành cho gaming thay vì chuyên xử lý đồ họa như dòng Quadro. Đơn giản thì GTX và RTX coi như là 2 phân khúc: Trung cấp và Cao cấp của dòng GeForce. RTX cao cấp hơn GTX nhờ việc hỗ trợ Ray-tracing (các bạn nên tìm hiểu kỹ hơn tại sao Ray-tracing sẽ giúp ánh sáng, cảnh vật, chủ thể trong game trở nên chân thật đến lạ thường) và DLSS AI upscale. Thử so sánh GTX 1080 Ti (2016) và RTX 2080 (2019)
=> Với kiến trúc mới nhất, chuẩn bộ nhớ GDDR6 thì RTX 2080 đánh bại GTX 1080Ti (nhất là trong khoản 4K gaming), đặc biệt là giá thấp hơn 1080Ti. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, trừ giới game thủ chuyên nghiệp ra thì đại đa số người dùng không quá quan trọng và cần đến công nghệ Realtime Ray Tracing (chưa kể là nếu bật Ray-tracing thì FPS sẽ tụt kha khá). Và một điều nữa là, người dùng phổ thông ít khi chịu chi tiền sắm màn hình 4K để có thể phân biệt rõ trải nghiệm giữa 2 card này. Khi nhồi nhét những công nghệ trên vào NVIDIA RTX 2080 thì đổi lại, một số game không hỗ trợ sẽ chơi tốt hơn trên GTX 1080 Ti. #4. Tổng kếtĐồng tiền đi liền khúc ruột, và mình sẽ không ngần ngại chọn RTX 2080 với giá thành thấp hơn hẳn. Công nghệ Ray-tracing và DLSS tuy còn mới mẻ, nhưng mình nghĩ trong tương lai rất nhiều game và phần mềm sẽ tương thích, hỗ trợ tốt cho chúng. Tất nhiên, sản phẩm đời sau sẽ được hỗ trợ driver, cùng với phần mềm đi kèm và tuổi thọ tốt hơn. Các bạn hãy thường xuyên để ý cập nhật driver card đồ họa và cài đúng phần mềm bổ trợ để tận dụng tối đa hiệu năng của những chiếc card đồ họa này. Vâng, và GeForce Experience là rất cần thiết cho việc này, thưa các bạn! Bonus giá bán tham khảo của GTX và RTX: Chúc các bạn có những lựa chọn hợp lý cho riêng mình nhé 🙂 Có thể bạn sẽ thích: CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! | ||||||||||||||||||||||||
Mậu thân 1968 (P#4): Tại sao Paris được chọn là nơi đàm phán Posted: 13 Jun 2021 07:43 PM PDT Xin chào các bạn, đến hẹn lại lên, trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước có trong Series "Ngược dòng thời gian" của Blog chia sẻ kiến thức [dot] com. Ở bài viết trước, mình và các bạn đã cùng tìm hiểu về bước ngoặt của chiến dịch Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán để bàn về việc lập lại hòa bình ở Miền nam Việt Nam chúng ta. Và cuộc đàm phán này đã thể hiện rõ nét nhất về thuật hùng biện của ông Lê Đức Thọ. Còn tài hùng biện như nào thì mời các bạn hãy cùng mình đi vào phần nội dung chi tiết ngay sau đây nhé 🙂 Đọc lại bài viết: Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ đã buộc phải xuống nước, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris để thỏa hiệp về việc ngừng ném bom và chấm dứt chiến sự tại Việt Nam. Một cuộc đàm phán đã đưa tên tuổi của ông Lê Đức Thọ vang danh thế giới. Dành cho những bạn nào chưa biết thì ông là người Việt Nam duy nhất nhận giải Nobel tính đến thời điểm hiện tại. Để thống nhất Paris làm địa điểm trung gian – là nơi đàm phán thì chúng ta đã phải mất hàng tháng trời để đấu tranh. Vì cả hai bên đều hiểu rằng, địa điểm đàm phán sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả chung cuộc của cuộc đàm phán. Liên Hợp Quốc đứng ở giữa thì gợi ý địa diểm ngay từ đầu là Paris, thế nhưng phía Mỹ lại muốn ngồi tại Giơnevơ – Thụy Sĩ – một đồng minh không chính thức của Mỹ. Với quyết tâm dành được lợi thế trên bàn đàm phán nên chúng ta đã đề xuất đàm phán ở Phnôm Pênh – nơi mà chính quyền đang nằm trong tay của quốc vương Sihanouk – một người rất mến mộ Bác Hồ. Lý do mà chúng ta chọn Phnôm Pênh làm địa điểm để đàm phán thì chắc hẳn các bạn cũng đoán ra được là gì rồi đúng không:
Hai bên đã gửi cho nhau cả chục địa điểm đàm phán, nhưng không được bên còn lại chấp nhận. Cuối cùng, Liên Hợp Quốc phải đứng ra chọn địa điểm. Vâng, chả có gì thay cả, đổi địa điểm được chọn vẫn là Paris. Vậy Paris có cái gì mà cả Mỹ và ta đều chấp nhận đàm phán ở đó? Đối với Mỹ, Pháp là đất nước đã từng thống trị Việt Nam, là thằng mà Mỹ đã bơm tiền vào nó để đánh Việt Nam và coi nhau như anh em. Thế nên ở Paris chả có gì là bất lợi cho phía Mỹ cả. Chưa kể, Mỹ còn cực kỳ tự tin trong cuộc đàm phán với ta. Bởi thực tế, Mỹ là một nước rất có tiềm năng về tài chính, thế nên việc đàm phán kiểu này với họ như cơm bữa rồi, vậy nên có nhiều kinh nghiệm là điều dễ hiểu. Không những thế, Mỹ còn nghĩ rằng ta là một nước rất nghèo (mà nghèo thật), cơm còn chưa đủ ăn huống chi là đàm phán trong các cuộc hội nghị quan trọng như vậy. Chính vì thế, về mặt kinh nghiệm thì phía Mỹ cực kỳ tự tin. Mỹ tự tin sẽ áp đảo ta trên bàn đàm phán và ta sẽ phải ngoan ngoãn nghe theo lời chúng, và chiến tranh ở Việt Nam cũng thế mà kết thúc nhanh chóng theo hướng có lợi cho Mỹ. Nhưng đó lại là một trong những sai lầm tai hại của Mỹ, chúng đâu biết được rằng, tại Paris, bạn bè của ta nhiều vô kể. Đặc biệt có thể kể đến như "Đảng Cộng Sản Pháp", "Phong trào Thanh niên, Phụ Nữ". Chưa hết, Pháp còn là đất nước có phong trào Kiều Bào mạnh mẽ nhất vào lúc bấy giờ. Đấy, mới chỉ có địa điểm thôi đã làm 2 bên mất đến cả tháng trời để lựa chọn. Cứ tưởng mọi việc đã xong, thế nhưng, chúng ta không phải loại "gà mờ", dễ bị bắt nạt, vậy nên chúng ta tiếp tục đề nghị đến những chi tiết nhỏ hơn. Ví dụ như địa điểm có những gì bên trong, ngồi bàn đàm phán hình vuông hay hình chữ nhật… tất cả đều phải được bàn bạc, suy xét kỹ lưỡng. Lúc đầu, Mỹ muốn đàm phán song phương nên đã đề nghị sử dụng bàn hình chữ nhật để 2 bên, mỗi người một bên. Thế nhưng bên ta lại cho rằng: "Mục đích đến đây là để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, nếu không có Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa thì không thể nào đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh được." Vậy nên, ta muốn ngồi bàn đàm phán 4 bên, bàn chọn là hình vuông và mỗi bên ngồi một cạnh. Sau cả tháng đấu tranh quyết liệt, 2 bên đã đi đến thống nhất sử dụng bàn tròn, bởi vì sẽ chẳng ai biết được là đàm phán 4 bên hay 2 bên cả. => Qua đó thì chúng ta cũng cũng có thể thấy được tầm quan trọng của cuộc đàm phán này sẽ ảnh hưởng lớn như thế nào đến cục diện của cuộc chiến tranh. Và còn một điều nữa mà ta cũng rất quyết đoán trong cuộc đàm phán lần này, đó là: ta không muốn nhìn thấy sự xuất hiện của Trung Quốc hay Liên Xô trên bàn đàm phán, bởi vì ta đã quá hiểu trong cuộc đàm phán tại Giơnevơ rồi. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao thì mình sẽ trình bày ngắn gọn như sau: Thứ nhất, nếu trong bàn đàm phán xuất hiện phía Liên Xô hoặc Trung Quốc thì ta sẽ trở thành một nước nhỏ bé và bị bắt nạt là điều hiển nhiên. Thế nên ta muốn ngồi ngang hàng với nước Mỹ trên bàn đàm phán để không ai có thể tạo áp lực cho ta được. Thứ 2 nữa là, nếu xuất hiện Trung Quốc và Liên Xô trên bàn đàm phán thì lại đúng với ý đồ của Mỹ quá, bởi vì chúng hiểu rằng, chỉ cần các đồng mình của ta gây sức ép thì ta bắt buộc ta sẽ phải nhường nhịn chúng trên bàn đàm phán, và các thỏa thuận đã ký kết cũng chẳng cần phải tôn trọng. => Nhiêu đó thôi cũng đã đủ để ta nhận ra rằng, việc Nga và Trung Quốc có mặt trên bàn đàm phán sẽ gây bất lợi cho chúng ta như thế nào. Và đây cũng là lý do mà nhà ngoại giao Lê Đức Thọ đã tự tin đè bẹp Henry Kissinger trên bàn đàm phán. Vậy làm thế nào để ông Lê Đức Thọ có thể tự tin như vậy, ông đã làm gì và đã lập luận như thế nào để đánh bại nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ? Vâng, nội dung đó sẽ có trong bài viết tiếp theo nha các bạn, đừng quên bookmark lại chuyên mục NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN để không bỏ sót các bài viết nha các bạn 🙂 CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé ! |
You are subscribed to email updates from Blog chia sẻ kiến thức: Máy tính - Công nghệ & Cuộc Sống. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét