AMD Radeon: Những điều bạn cần biết về ‘Lữ đoàn đỏ’ (cập nhật 2021)

Ở bài viết trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về dòng GPU Nvidia Geforce, và hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về đối thủ chính của nó: AMD Radeon

Logo của Radeon
Logo của Radeon

Radeon là một thương hiệu chuyên về mảng đồ họa, RAM và SSD được sáng lập bởi ATi vào năm 2000. Nếu tính riêng về mảng đồ họa, thì Radeon là dòng GPU kế thừa cho dòng Rage huyền thoại đã từng cùng ATi làm mưa làm gió trên thị trường. Tuy nhiên, sau khi làm ăn thua lỗ, ATi buộc phải bán mình cho AMD vào năm 2006 với giá 5.4 tỉ USD (xấp xỉ hơn 125 nghìn tỉ VNĐ).

Sau khi mua lại, AMD đã tái cấu trúc thương hiệu Radeon, vào tháng 8 năm 2010 từ ATI Radeon đổi thành AMD Radeon. Sau đó, vào 11 tháng 9 năm 2015 mảng đồ họa của AMD được tách riêng thành Radeon Technologies Group. Quản lý hiện tại là ông Raja Koduri.

Như tiêu đề, mình sẽ chỉ đề cập tới các dòng card Radeon ra mắt sau khi thương hiệu này được AMD mua lại vào năm 2006. Và cũng một phần là cac dòng trước đó nó đẻ ra khá nhiều phiên bản con, gây nhầm lẫn cho người dùng. Đồng thời, mình sẽ chia ra làm 3 thời kì, tương ứng với 3 kiến trúc: TeraScale, GCN và RDNA. Và để tiết kiệm thời gian cũng như tránh lan man, mình sẽ chỉ nói ra thời điểm ra mắt cùng với các tính năng mới (nếu có) của từng dòng. Cuối cùng, mình chỉ đề cập tới thông số các dòng card được bán thương mại, không tính các dòng card OEM.

Kiến trúc TeraScale

Được phát triển bởi ATI Technologies/AMD, nó là vi kiến trúc unified shader model thứ hai sau Xenos. TeraScale đã thay thế các vi kiến trúc fixed pipeline cũ và cạnh tranh trực tiếp với vi kiến trúc unified shader đầu tiên của Nvidia có tên là Tesla.

HD 2000 series

  • Ngày ra mắt: 28/6/2007
  • Kiến trúc: Radeon R600
  • Tiến trình: 80nm và 65nm
  • Tính năng mới: CrossFireX
  • Cạnh tranh: Geforce 8 series
Bo mạch của card đồ họa HD 2900 XT
Bo mạch của card đồ họa HD 2900 XT

Thông số kỹ thuật HD 2000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 2350 RV610 525 MHz PCI Express 1.0 x16 

AGP

256 MB DDR2
HD 2400 PRO PCI Express 1.0 x16 

AGP

PCI

128 MB

256 MB

512 MB

HD 2400 XT 650 MHZ PCI Express 1.0 x16  256 MB DDR2

GDDR3

HD 2600 PRO RV630 600 MHz PCI Express 1.0 x16 

AGP

256 MB

512 MB

HD 2600 XT 800 MHz GDDR3

GDDR4

HD 2900 GT R600 GT 601 MHz PCI Express 1.0 x16  GDDR3
HD 2900 PRO R600 PRO 600 MHz 512 MB

1 GB

GDDR3

GDDR4

HD 2900 XT R600 XT 743 MHz

HD 3000 series

  • Ngày ra mắt: tháng 10 năm 2007
  • Kiến trúc: Radeon R600
  • Tiến trình: 65nm và 55nm
  • Tính năng mới:
    • Hỗ trợ DirectX 10.0 và 10.1
    • Hỗ trợ giao thức PCI Express 2.0
    • Hỗ trợ OpenGL 3.3
Card đồ họa Sapphire HD 3870
Card đồ họa Sapphire HD 3870

Card đồ họa Sapphire HD 3870

Thông số kỹ thuật HD 3000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 3410 RV610 519 MHz PCI Express 1.0 x16 256 MB DDR2
HD 3450 RV620 LE 600 MHz PCI Express 2.0 x16

PCI

AGP 8x

256 MB

512 MB

HD 3470 RV620 PRO 800 MHz PCI Express 2.0 x16 DDR2

GDDR3

HD 3550 594 MHz 512 MB DDR2
HD 3570 796 MHz
HD 3610 RV630 PRO 594 MHz PCI Express 1.0 x16 512 MB

1 GB

HD 3650 RV635 PRO 725 MHz PCI Express 2.0 x16

AGP 8x

256 MB

512 MB

1 GB

DDR2

GDDR3

GDDR4

HD 3730 722 MHz PCI Express 2.0 x16 512 MB DDR2
HD 3750 796 MHz  GDDR3
HD 3830 RV670 PRO 668 MHz 256 MB
HD 3850 PCI Express 2.0 x16

AGP 8x

256 MB

512 MB

1 GB

GDDR3

GDDR4

HD 3870 RV670 XT 777 MHz 512 MB

1 GB

HD 3850 X2 2x RV670 PRO 668 MHz PCI Express 2.0 x16 512 MB x2 GDDR3
HD 3870 X2 R680 825 MHz GDDR3

GDDR4

HD 4000 series

  • Ngày ra mắt: 16/6/2008
  • Kiến trúc: TeraScale 1
  • Tiến trình: 55nm và 40nm
  • Tính năng mới:
    • Cụm điều khiển bộ nhớ mới. Hỗ trợ VRAM GDDR5
    • SIP block UVD 2.0-2.2
    • Chip PLX PEX8647 xuất hiện trên các mã X2
    • Hỗ trợ OpenCL 1.1, DirectX 10.1
Bo mạch card đồ họa ASUS HD 4870
Bo mạch card đồ họa ASUS HD 4870

Thông số kỹ thuật HD 4000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 4350 RV710 600 MHz PCI Express 2.0 x16

PCI Express 2.0 x1

AGP 8x

256 MB

512 MB

1 GB

DDR2

DDR3

HD 4550 PCI Express 2.0 x16
HD 4570 650 MHz 1 GB DDR2
HD 4580 RV635 PRO 796 MHz 512 MB GDDR3
HD 4650 RV730 PRO 600 MHz

650 MHz

PCI Express 2.0 x16

AGP 8x

256 MB

512 MB

1 GB

DDR2

GDDR3

GDDR4

HD 4670 RV730 XT 750 MHz 512 MB

1 GB

HD 4730 RV770 CE 700 MHz

750 MHz

PCI Express 2.0 x16 512 MB GDDR5
HD 4750 RV740 730 MHz
HD 4770 750 MHz
HD 4810 RV770 CE 625 MHz

750 MHz

HD 4830 RV770 LE 575 MHz 512 MB

1 GB

GDDR3

GDDR4

HD 4850 RV770 PRO 625 MHz 512 MB

1 GB

2 GB

GDDR3

GDDR4

GDDR5

HD 4860 RV790 GT 700 MHz 512 MB

1 GB

GDDR5
HD 4870 RV770 XT 750 MHz 512 MB

1 GB

2 GB

HD 4890 RV790 XT 850 MHz 1 GB

2 GB

HD 4850 X2 2x RV770 PRO 625 MHz 2x 512 MB

2x 1 GB

HD 4870 X2 2x RV770 XT 750 MHz 2x 1 GB

HD 5000 series

AMD đã tổ chức một sự kiện báo chí tại Bảo tàng USS Hornet vào ngày 10 tháng 9 năm 2009 và công bố công nghệ đa màn hình ATI Eyefinity và thông số kỹ thuật của các biến thể của dòng Radeon HD 5800. Nhu cầu quá lớn đến mức hơn hai tháng sau khi ra mắt, nhiều nhà bán lẻ trực tuyến vẫn gặp khó khăn trong việc giữ hàng 5800 và 5900.

  • Ngày ra mắt: 10/9/2009
  • Kiến trúc: TeraScale 2
  • Tiến trình: 40nm
  • Các tính năng mới:
    • Hỗ trợ 2 màn hình CRT trên 1 card
    • AMD Eyefinity trình làng
    • Hỗ trợ DirectX 11.3, OpenGL 4.5 và OpenCL 1.2
Card chống cháy "quốc dân" 1 thời - HD 5450
Card chống cháy “quốc dân” 1 thời – HD 5450

Thông số kỹ thuật HD 5000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 5450 Cedar PRO 650 MHz PCI Express 2.1 x16

PCI Express 2.1 x1

PCI

512 MB

1 GB

2 GB

DDR2

DDR3

HD 5550 Redwood LE 550 MHz PCI Express 2.1 x16 DDR2

GDDR3

GDDR5

HD 5570 Redwood PRO 650 MHz
HD 5610 1 GB GDDR3
HD 5670 Redwood XT 775 MHz 512 MB

1 GB

2 GB

GDDR3

GDDR5

HD 5750 Juniper PRO 700 MHz 512 MB

1 GB

GDDR5
HD 5770 Juniper XT 850 MHz
HD 5830 Cypress LE 800 MHz 1 GB
HD 5850 Cypress PRO 725 MHz 1 GB

2 GB

HD 5870 Cypress XT 850 MHz
HD 5870 Eyefinity Edition 2 GB
HD 5970 Hemlock XT 725 MHz 2x 1 GB

2x 2 GB

HD 6000 series

Đây là series đầu tiên AMD loại bỏ hoàn toàn chữ ATi ra khỏi thương hiệu Radeon.

  • Ngày ra mắt: 22/10/2010
  • Kiến trúc: TeraScale 2 và TeraScale 3
  • Tiến trình: 40nm
  • Các tính năng mới: Chủ yếu là về kiến trúc TeraScale 3
Card đồ họa HD 6970 được tháo rời
Card đồ họa HD 6970 được tháo rời

Thông số kỹ thuật HD 6000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 6350 Cedar 650 MHz PCI Express 2.1 x16 512 MB DDR3
HD 6450 Caicos 625 MHz

750 MHz

512 MB

1 GB

2 GB

HD 6570 Turks PRO 650 MHz 2 GB

4 GB

DDR3

GDDR5

HD 6670 Turks XT 800 MHz 512 MB

1 GB

2 GB

HD 6750 Juniper PRO 700 MHz 512 MB

1 GB

GDDR5
HD 6770 Juniper XT 850 MHz
HD 6790 Barts LE 840 MHz 1 GB
HD 6850 Barts PRO 775 MHz
HD 6870 Barts XT 900 MHz 1 GB

2 GB

HD 6930 Cayman CE 750 MHz
HD 6950 Cayman PRO 800 MHz
HD 6970 Cayman XT 880 MHz 2 GB
HD 6990 Antilles XT 830 MHz 2x 2 GB

Tới đây, chúng ta kết thúc thời kỳ của kiến trúc TeraScale.

Thời kỳ kiến trúc GCN

HD 7000 series

  • Ngày ra mắt: 9/1/2012
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 1. Có 1 mã sử dụng GCN thế hệ 2 (HD 7790)
  • Tiến trình: 28nm
  • Các tính năng mới:
    • Kiến trúc GCN mới
    • Hỗ trợ giao thức PCI Express 3.0
    • Hỗ trợ API Vulkan 1.0
    • Hỗ trợ Video Coding Engine
Bo mạch card đồ họa ASUS HD7870 DirectCU II. Nguồn ảnh: CPCR
Bo mạch card đồ họa ASUS HD7870 DirectCU II. Nguồn ảnh: CPCR

Thông số kỹ thuật HD 7000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
HD 7730 Cape Verde LE 800 MHz PCI Express 3.0 x16 1 GB

2 GB

DDR3

GDDR5

HD 7750 Cape Verde PRO 800 MHz

900 MHz

1 GB

2 GB

4 GB

HD 7770 GHz Edition Cape Verde XT 1000 MHz 1 GB

2 GB

GDDR5
HD 7790 Bonaire XT
HD 7850 Pitcairn PRO 860 MHz
HD 7870 GHz Edition Pitcairn XT 1000 MHz 2 GB
HD 7870 XT Tahiti LE 925 MHZ

975 MHz

HD 7950 Tahiti PRO 800 MHz 3 GB
HD 7950 Boost Tahiti PRO2 850 MHz

925 MHz

HD 7970 Tahiti XT 925 MHz 3 GB

6 GB

HD 7970 GHz Edition Tahiti XT2 1000 MHz

1050 MHz

HD 7990 New Zealand 950 MHz

1000 MHz

2x 3 GB

Mình sẽ bỏ qua dòng HD 8000-series vì dòng đó chỉ là phiên bản rename của dòng HD 7000 và chỉ bán thông qua OEM.

Nổi lên nhờ “coin”: R7/R9 200 series

Vào thời điểm này, bitcoin bắt đầu có được sự chú ý nhất định và những chiếc card của AMD cho hiệu năng khai thác vượt trội nhanh chóng trở nên khan hiếm. Đây cũng là lần đầu tiên game thủ chứng kiến sự khuấy đảo thị trường của coin nói chung và bitcoin nói riêng với việc giá những chiếc card bị đội lên 164% so với giá bán lẻ đề xuất và luôn hết hàng vào khoảng Q3/2013 đến Q1/2014.

  • Ngày ra mắt: 8/10/2013
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 2. 1 mã sử dụng GCN thế hệ 3 (R9 285)
  • Tiến trình: 28nm
  • Các tính năng mới:
    • AMD TrueAudio
    • Hỗ trợ Crossfire với cả đời card trước
    • Hỗ trợ DirectX 12
Card đồ họa Sapphire R9 290X Tri-X
Card đồ họa Sapphire R9 290X Tri-X

Thông số kỹ thuật R7/R9 200 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
R7 240 Oland PRO 730 MHz PCI Express 3.0 x16 2 GB

4 GB

DDR3

GDDR5

R7 250 Oland XT 1000 MHz 1 GB

2 GB

R7 250E Cape Verde PRO 800 MHz GDDR5
R7 250X Cape Verde XT 1000 MHz
R7 260 Bonaire 1 GB
R7 260X Bonaire XTX 1100 MHz 1 GB

2 GB

R7 265 Pitcairn PRO 900 MHZ 2 GB
R9 270 Pitcairn XT
R9 270X 1000 MHz 2 GB

4 GB

R9 280 Tahiti PRO 827 MHZ 3 GB
R9 280X Tahiti XTL 850 MHz
R9 285 Tonga PRO 918 MHz 2 GB
R9 290 Hawaii PRO 947 MHz 4 GB
R9 290X Hawaii XT 1000 MHz 4 GB

8 GB

R9 295X2 Vesuvius 1018 MHz 2x 4 GB

R7/R9 300 series

  • Ngày ra mắt: 16/6/2015
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 1 và 2. Dòng Fury sử dụng GCN thế hệ 3
  • Tiến trình: 28nm
  • Các tính năng mới:
    • Bộ giới hạn khung hình. Giúp tránh lãng phí hiệu năng render số fps quá lớn dẫn đến nóng card.
    • Hỗ trợ Virtual super resolution cho phép render hình ảnh ở độ phân giải cao hơn rồi downsampled, cho hình ảnh mượt mà không cần khử răng cưa.
    • Hỗ trợ Liquid VR
    • VRAM HBM lần đầu xuất hiện (trên R9 Fury X)
Card đồ họa MSI R9 390X Gaming 8G
Card đồ họa MSI R9 390X Gaming 8G

Thông số kỹ thuật R7/R9 300-series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
R7 350 Cape Verde XTL 925 MHz PCI Express 3.0 x16 2 GB GDDR5
R7 360 Bonaire PRO 1050 MHz
R7 370 Pitcairn PRO 975 MHZ 2 GB

4 GB

R9 370X Pitcairn XT 1000 MHz
R9 380 Tonga PRO 970 MHz
R9 380X Tonga XT 4 GB
R9 390 Hawaii PRO 1000 MHz 8 GB
R9 390X Hawaii XT 1050 MHz
R9 Fury Fiji PRO 1000 MHz 4 GB HBM
R9 Nano Fiji XT
R9 Fury X 1050 MHz
Radeon Pro Duo Fiji 1000 MHz 2x 4 GB

Dòng card rút đến 162W qua khe PCIe: RX 400 series

Các chip Polaris trên các card RX 400-series được sản xuất trên quy trình FinFET 14 nm, do Samsung Electronics phát triển và được cấp phép cho GlobalFoundries. Chip Polaris 30 được sản xuất trên quy trình FinFET 12 nm, do Samsung và GlobalFoundries phát triển.

Một số reviewer đã phát hiện ra rằng AMD Radeon RX 480 vi phạm các thông số kỹ thuật về tiêu thụ điện năng của PCI Express – vốn chỉ cho phép tối đa 75 watt được rút từ khe cắm PCI Express của bo mạch chủ. Chris Angelini của Tom’s Hardware nhận thấy rằng khi stress test, card có thể rút trung bình 90 watt từ khe cắm và 86 watt khi chơi game. Mức điện rút cao nhất có thể lên tới 162 watt.

TechPowerUp đã chứng thực những kết quả này, và họ nhận thấy card cũng rút 166 watt từ nguồn cấp 6 chân, vốn cũng chỉ cấp được 75W.

Ryan Shrout của PC Perspective cũng phát hiện ra rằng chiếc card anh ấy dùng để test rút 80-84 watt từ bo mạch chủ và làm sụt điện áp ở các khe PCIe khác còn 11,5 volt trên bo mạch chủ Asus ROG Rampage V Extreme.

AMD đã phát hành một driver lập trình lại mô-đun điều chỉnh điện áp để lấy ít điện năng hơn từ bo mạch chủ. Mặc dù điều này làm trầm trọng thêm tình trạng rút quá điện trên đầu cấp nguồn 6 chân, nhưng nó ít đáng lo ngại hơn vì những đầu nối này có biên độ an toàn cao hơn mức công suất trên giấy tờ là 75W nhiều. Đương nhiên điều này cũng làm giảm hiệu năng của card. Nhiều phiên bản sau đó đầu cấp nguồn được đổi thành loại 8 chân để đảm bảo không có chập cháy.

  • Ngày ra mắt: 29/6/2016
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 4, tên mã Polaris
  • Tiến trình: 14nm
  • Các tính năng mới:
    • Bộ điều khiển màn hình mới
    • Kiến trúc GCN thế hệ 4
    • Có thể decode HEVC ở 4K 60FPS với kênh màu 10-bit
    • Hỗ trợ DolbyVision và HDR10
Card đồ họa Sapphire NITRO RX 480
Card đồ họa Sapphire NITRO RX 480

Thông số kỹ thuật RX 400-series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
RX 460 Baffin 1090 MHz PCI Express 3.0 x16 2 GB

4 GB

GDDR5
RX 470 Ellesmere PRO 926 MHz 4 GB

8 GB

RX 470D Ellesmere  4 GB
RX 480 Ellesmere XT 1120 MHz 4 GB

8 GB

Thế hệ card “quốc dân” tiếp theo: RX 500 series

Về mặt cơ bản thì các GPU trên các card RX 500-series sản xuất trên cùng tiến trình và kiến trúc với các card RX 400, nhưng nhờ cải tiến trong quá trình sản xuất mà các chip mới sản xuất ra có thể đẩy xung lên cao hơn với cùng nguồn điện.

Tuy nhiên đó không phải lí do khiến dòng card này trở thành “quốc dân”, lí do có phần quen thuộc “coin” và sự phản ứng chậm chạp của AMD. Cụ thể, vào thời điểm ra mắt, những chiếc card của AMD cho hiệu năng đào coin khủng khiếp, tuy nhiên lúc này trên thị trường đã có các máy đào bitcoin chuyên dụng và hiệu suất của tốc độ đào/điện năng tiêu thụ của chúng vượt xa các card đồ họa nhiều.

Nhưng không phải vì thế mà coin bớt hot, thị trường chứng kiến sự ra đời của 1 loạt loại alt coin mà dân đào gọi là coin rác. Người ta sẽ lao vào đào các coin mới, quy đổi ra bitcoin và lại tìm coin rác khác mới ra mắt để đào. Rất nhiều “thợ mỏ” Việt Nam đã trúng quả khi mua được nhà lầu xe hơi, và tạo nên cơn sốt cục bộ.

Vì cơn sốt card chỉ cục bộ tại Việt Nam và Trung Quốc, nên AMD phản ứng rất hời hợt và chậm trễ trong việc tăng sản lượng lẫn ra mắt card chuyên dụng cho việc đào coin. Và thế là khi họ ra mắt 1 loạt card chuyên đào coin mới, bong bóng bitcoin đã sụp và những chiếc card “trâu” bị bán đầy đường. Kéo theo việc những chiếc card mới cũng phải giảm giá theo. Khoảng năm 2018-2019 là thiên đường với các game thủ khi mà card cũ lẫn mới đều có mức giá rẻ bèo.

  • Ngày ra mắt: 18/4/2017
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 4
  • Tiến trình: 14nm và 12nm
  • Các tính năng mới:
    • Hỗ trợ chuẩn xuất hình DisplayPort 1.4 HBR, HDMI 2.0b
    • Hỗ trợ chuẩn màu HDR 10
Card đồ họa Gigabyte RX580 Gaming-8GD-MI
Card đồ họa Gigabyte RX580 Gaming-8GD-MI

Thông số kỹ thuật RX 500-series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
RX 550 Lexa 1100 MHz PCI Express 3.0 x8 2 GB

4 GB

GDDR5
RX 550X
RX 560 Baffin 1175 MHz
RX 570 Polaris 20 XL 1168 MHz PCI Express 3.0 x16 4 GB

8 GB

RX 580 Polaris 20 XT 1257 MHz
RX 590 Polaris 30 XT 1469 MHz 8 GB

Đến và ra đi trong thầm lặng: RX Vega series

Đúng, đây chính là các GPU được tích hợp trong rất nhiều APU bán trên thị trường vào khoảng 2019-2021 của AMD. Tuy nhiên có thể bạn không biết, có một dòng card rời gọi là RX Vega gồm 4 mẫu card, nhưng chẳng ai quan tâm bởi RX 500-series đang quá rẻ và RX Vega thì đắt + nóng + tiêu thụ điện hơn rất nhiều. Chẳng ai quan tâm mua một chiếc RX Vega cả và dòng card này rút khỏi thị trường trong lặng lẽ.

  • Ngày ra mắt: 14/8/2017
  • Kiến trúc: Graphics Core Next (GCN) thế hệ 5
  • Tiến trình: 14nm và 7nm
  • Các tính năng mới:
    • Chuẩn VRAM mới: HBM2
    • CU thế hệ mới
    • Hỗ trợ DirectX 12.1
Card đồ họa Powercolor Red Devil RX Vega 64
Card đồ họa Powercolor Red Devil RX Vega 64

Thông số kỹ thuật RX Vega series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
RX Vega 56 Vega 10 XL 1156 MHz PCI Express 3.0 x16 8 GB HBM2
RX Vega 64  Vega 10 XT 1247 MHz
RX Vega 64 Liquid 1406 MHz
Radeon VII Vega 20 1400 MHz 16 GB

Tới đây là hết thời kỳ của kiến trúc GCN.

Thời kỳ kiến trúc RDNA

Dòng card với GPU 7nm đầu tiên trên thế giới: RX 5000 series

Sau nhiều năm đi sau đối thủ Nvidia, cuối cùng AMD cũng vươn lên khi mà công bố dòng card với GPU 7nm đầu tiên trên thế giới – RX 5000. Tiền tố “50” được suy đoán là AMD kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm 2019. Và với việc thu nhỏ bóng bán dẫn, những chiếc card của AMD đã không còn nóng và ngốn điện – 2 thứ thường gắn liên với tên của AMD trong suốt lịch sử phát triển.

  • Ngày ra mắt: 7/7/2019
  • Kiến trúc: Radeon DNA (RDNA) thế hệ 1
  • Tiến trình: TSMC 7nm FinFET
  • Các tính năng mới:
    • Chuẩn VRAM mới: GDDR6
    • CU thế hệ mới, giúp cải thiện IPC so với thế hệ cũ
    • Kiến trúc mới: RDNA.
    • Hỗ trợ giao thức PCI Express 4.0 x16

AMD Radeon 13

Card đồ họa Sapphire Pulse RX 5700XT 8G

Thông số RX 5000 series

GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Radeon RX 5300 Navi 14 XL 1327 MHz PCI Express 4.0 x8
3GB GDDR6
Radeon RX 5300 XT Navi 14 XL 1670 MHz
4GB GDDR5
RX 5500 Navi 14 XT
4GB GDDR6
RX 5500 XT Navi 14 XTX 1717 MHz 8GB
RX 5600 Navi 10 XE 1375 MHz
PCI Express 4.0 x16
6GB
RX 5600 XT Navi 10 XLE
RX 5700 Navi 10 XL 1465 MHz 8GB
RX 5700 XT Navi 10 XT 1605 MHz
RX 5700 XT 50th Anniversary Navi 10 XTX 1680 MHz

Vượt lên đối thủ: RX 6000 series

Dưới thời lãnh đạo của Tiến sĩ Lisa Su, AMD đã làm được điều không tưởng: ra mắt dòng card tiêu thụ ít điện hơn dòng card RTX 3000 của đối thủ Nvidia và dẫn đầu công nghệ để Nvidia phải “copy”. Chưa kể, hiệu năng tính toán của RX 6000 nhìn chung cũng hơn hẳn. Rất tiếc Nvidia vẫn mạnh khỏe nhờ 2 yếu tố: Ray Tracing và DLSS. Mặc dù vậy, khoảng cách này có thể được xóa nhòa nhờ phát triển về phần mềm và driver, là việc AMD vẫn đang hoàn tất từng ngày.

  • Ngày ra mắt: 28/10/2020
  • Kiến trúc: RDNA 2
  • Tiến trình: 7nm
  • Các tính năng mới:
    • Hiệu năng tăng gấp đôi so với thế hệ trước
    • Rage Mode: Tự động OC chỉ với 1 cái nhấp chuột
    • Infinity Cache, SAM
    • Hỗ trợ API DX12 Ultimate, Ray Tracing,
    • Hỗ trợ công nghệ Super Resolution (tương tự DLSS của Nvidia)
    • Xung boost lên trên 2000 MHz.
Hình ảnh chiếc AMD Radeon RX 6800 XT
Hình ảnh chiếc AMD Radeon RX 6800 XT
GPU Tên mã Xung nhịp (cơ bản/boost) Giao thức VRAM Loại VRAM
RX 6700 XT Navi 22 2321/2581 MHz PCI Express 4.0 x16 12GB GDDR6
RX 6800 Navi 21 1815/2105 MHz 16GB
RX 6800 XT 2015/2250 MHz
RX 6900 XT

Như vậy là mình đã đi hết lịch sử của thương hiệu card đồ họa AMD Radeon. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn về lịch sử phát triển của 1 trong 2 NSX card đồ họa lớn nhất thế giới và việc card đồ họa AMD đã phát triển như thế nào trong suốt 12 năm qua. Quan trọng nhất, điều mà card AMD luôn bị gán cho là nóng và tốn điện đã không còn nữa kể từ thế hệ RX 6000, mong bạn đọc lưu ý.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét