Ăn bánh mì hàng ngày nhưng bạn đã biết về lịch sử thú vị của nó chưa?

Không giống như bánh quy, phô mai hay sốt cà chua…, bánh mì là một trong những phát minh dành cho đại chúng mà ai trong chúng ta đều đã dùng qua.

Qua từng gia đoạn khác nhau, bánh mì cũng được cải tiến và hoàn chỉnh với nhiều hình dạng, kích thước và hương vị khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Tuy vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi rằng ai đã phát minh ra bánh mì chưa?

Sự thật mà ít ai biết được, bánh mì đã được sử dụng như một loại thực phẩm cổ xưa cách đây hơn 22.000 năm. Nhưng mãi đến năm 1930 nó mới được thương mại hóa rộng rãi với hình thức là bánh mì lát bởi Wonder Bread.

Vào năm 2004, tại một khu khảo cổ có tên là Ohalo II (nay thuộc Israel), các nhà khoa học đã tìm thấy những hạt lúa mạch có niên đại hơn 22.000 năm tuổi bị kẹt trong một hòn đá mài: đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy con người đã biết chế biến các loại ngũ cốc từ thời hoang dã.

Theo Howard Miller, nhà sử học thực phẩm kiêm giáo sư tại Đại học Lipscombin Nashville, Tennessee, chia sẻ với Live Science: "Những chiếc 'bánh mì' đầu tiên được mô tả giống như 'chiếc bánh dẹt kết hợp với các loại hạt và ngũ cốc, được nung trên đá hoặc trong than hồng'. Nó khác xa phiên bản bánh mì sandwich hiện tại".

Những loại hạt dùng để làm bánh mì được thu hoạch trong tự nhiên bởi người Natufian. Đây là nhóm người săn bắn hái lượm thời Mesolithic, sống ở vùng Thung lũng sông Jordan ở Trung Đông, khoảng 12.500 năm trước. Theo William Rubel, nhà sử học thực phẩm và là tác giả của quyển Bánh mì: Lịch sử toàn cầu xuất bản 2011, chia sẻ:

"Người Natufian đã biết cách nghiền lúa mạch và dùng nó để làm bánh mì. Cụ thể, họ chế biến ngũ cốc thành bột thô sau đó nhào và nặn thành các ổ bánh mì nhỏ, giống bánh pita, không men và được nướng trực tiếp trên lửa than".

Các thập kỉ tiếp theo, nền nông nghiệp và việc trồng ngũ cốc đã lan rộng khắp Trung Đông và Tây Nam Á, nhờ vào các cuộc tiếp xúc thương mại với những bộ tộc hoang dã ở Thung lũng sông Nile, Lưỡng Hà, phía đông của Thung lũng dẫy Indus.

Rubel nói: "Bánh mì được xem là ánh sáng hay một bước tiến cho sự tiến hóa của nhân loại. Nó thúc đẩy sự phát triển của nhà nước và các đơn vị hành chính. Cho phép tích lũy giá trị thặng dư, góp phần biến các ngôi làng trở nên lớn hơn trước khi hình thành thành phố".

Người Natufians bắt đầu chuyển sang làm bánh mì dẹt vào khoảng hơn 5.000 năm sau, trong thời gian này đã hình thành và mở rộng những nền văn minh như: nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà (Iraq ngày nay), Harappan (Thung lũng Indus, ngày nay thuộc Pakistan). Cả ba nền văn minh này được xem là cái nôi của thế giới cổ đại. Tất cả chúng đều gắn liền với bánh mì.

Rubel cho biết: "Bánh mì chiếm phần lớn lượng calo mà họ nạp vào trong ngày. Nó là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư và phát triển các tầng lớp xã hội". Theo Miller, loại bánh mì làm bằng men bán thuần được biết đến đầu tiên, xuất hiện khoảng năm 1000 trước Công nguyên ở Ai Cập.

Tuy nhiên, các học giả vẫn đang tranh luận về nguồn gốc chính xác của nó vì cũng có một số bằng chứng cho thấy, người Mesopotamia đã sản xuất bánh mì có trộn men.

Trên thực tế, việc phát minh ra bánh mì có trộn men có thể xuất phát từ sự "say xỉn" (boozy). Theo một nghiên cứu năm 1994 trên tạp chí Khảo cổ học Ai Cập cho biết: Những người Ai Cập cổ đại đã biết cách sử dụng lúa mạch và lúa mì để nấu bia và làm bánh mì.  Họ làm ra bia bằng cách nướng "bột có tẩm nhiều men" (hay còn gọi là "ổ bánh bia"), sau đó họ vò bánh mì thành vụn trước khi lọc lại với nước. Trải qua quá trình lên men sẽ tạo thành bia (Trích trong cuốn Vật liệu và Công nghệ Ai Cập cổ đại - Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2000).

Miller nói thêm: "Bia thực chất chính là bánh mì lỏng. Chúng có các thành phần giống nhau như: nước, ngũ cốc và men - chỉ khác ở chỗ là tỷ lệ". Từ những chiếc bánh mì trong xã hội cổ đại, ngày nay nó đã trở thành một nét văn hóa và là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm ở xã hội hiện đại.

Thanh Mai (Theo Livescience)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét