5 năm tập trung vào tự cường khoa học công nghệ của Trung Quốcicon0

Tự cường khoa học, công nghệ đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc. Đây là kết quả của những căng thẳng gần đây với Mỹ và phương Tây.

5 năm tập trung vào tự cường khoa học công nghệ của Trung Quốc
Phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII hôm 5/3. (Ảnh: Carlos Garcia Rawlins / Alamy)

Trung Quốc thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 14 hôm 11/3, đặt ra tầm nhìn phát triển kinh tế, xã hội trong nửa thập kỷ sắp tới. Kế hoạch muốn tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn giữa học thuật và thực tiễn, cải thiện kết quả của sự hợp tác này. Theo nhà xã hội học Joy Zhang, thế giới đang bước sang giai đoạn rất thú vị đối với khoa học Trung Quốc.

So với 4 năm trước, mức tăng trong chi thường niên dành cho khoa học thấp hơn song lại tăng về tỉ lệ dành cho nghiên cứu cơ bản. Trung Quốc đang là cường quốc khoa học và tăng cường đầu tư vào nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây. Các kế hoạch 5 năm phục vụ như bản tuyên ngôn, định hướng đầu tư và thể hiện các tham vọng nghiên cứu.

Theo Cố vấn Quỹ Khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc Yang Wei, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hướng Trung Quốc đến mục tiêu tự cường khoa học công nghệ. Xung đột hai nước là hồi chuông cảnh tỉnh cho Trung Quốc, theo Mu Ming Poo, Giám đốc khoa học của Viện Khoa học thần kinh thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.

Chẳng hạn, cuối năm 2020, Mỹ cấm xuất khẩu microchip hiện đại dùng trong smartphone sang Trung Quốc với nỗi lo chip có thể bị dùng cho mục đích quân sự. Ông Poo tranh luận hành động này bộc lộ cái khó của Trung Quốc trong ứng dụng nghiên cứu cơ bản để đáp ứng nhu cầu công nghệ trong nước.

Trung Quốc công bố nhiều nghiên cứu chất lượng về khoa học vật liệu song chưa cho ra thành phẩm hữu dụng. Theo ông Poo, cộng đồng nghiên cứu và ngành công nghiệp cần kết nối tốt hơn để thực sự nhận ra tiềm năng của nghiên cứu cơ bản.

Dù kế hoạch ám chỉ khao khát tự cường công nghệ nhằm tránh những vấn đề như với Mỹ, ông Yang cho rằng họ vẫn muốn duy trì liên kết với quốc tế.

Tuy nhiên, Huang Futao, nhà nghiên cứu giáo dục bậc cao tại Đại học Hiroshima, lo ngại do các nước phương Tây áp đặt hạn chế lớn hơn thông thường về hợp tác với các nhà khoa học Trung Quốc trong những lĩnh vực nghiên cứu nhạy cảm khiến các nhà khoa học ngày càng khó làm việc cùng nhau.

Nỗ lực tự cường khoa học công nghệ của Trung Quốc đồng nghĩa khoa học cơ bản sẽ ngày càng hướng đến những lĩnh vực quan trọng với xã hội. Chúng bao gồm khoa học não, trí tuệ nhân tạo, thông tin lượng tử, hệ gen học, khám phá không gian sâu và biển sâu. Kế hoạch muốn tạo ra “lực lượng nghiên cứu chiến lược cho quốc gia”, theo ông Yang.

Nằm trong nỗ lực gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và công nghiệp, sẽ có các sáng kiến để khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào khoa học cơ bản thông qua giảm thuế.

Đây là một thay đổi với Trung Quốc vì so với nhiều nước phương Tây, hợp tác giữa học viện, ngành và doanh nghiệp không phải là truyền thống lâu đời ở đây.

Các nhà nghiên cứu nhận định việc kế hoạch 5 năm nhấn vào hợp tác công nghiệp phù hợp với nỗ lực trong các năm qua nhằm chuyển hóa nghiên cứu cơ bản vào ứng dụng thực tiễn. Chẳng hạn, tháng 12/2019, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội ra quy định cho phép các nhà nghiên cứu nghỉ phép tới 6 năm để tham gia ngành công nghiệp hoặc mở startup riêng, trong khi vẫn được nhận lương thưởng khác. Thành quả của họ trong thời gian ấy được ghi nhận trong đánh giá công việc và thăng tiến.

Dù vậy, nó có thể tạo ra những “điểm mù” đạo đức và tính toàn vẹn của nghiên cứu. Khi khuyến khích hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân, các nhà khoa học có thể dấn thân vào nơi không có hệ thống giám sát của các tổ chức. Trung Quốc đã nỗ lực dẹp bỏ các hành vi sai lầm như đạo văn, giả mạo đánh giá đồng cấp, thu hồi số lượng lớn nghiên cứu song vấn đề vẫn tồn tại.

Áp lực đáp ứng mục tiêu xã hội và hệ thống cạnh tranh nguồn tài trợ cũng có khả năng buộc một số nhà nghiên cứu gian lận theo cách mới. Ngoài ra, khi số lượng nghiên cứu ít đi, công trình của các nhà khoa học Trung Quốc cũng dần “vô hình” với thế giới.

Thay đổi trong cách đánh giá cũng gây khó dễ cho nhà khoa học trẻ khi muốn tiếp cận nguồn vốn. Theo Cong Cao, nhà phân tích chính sách khoa học Đại học Nottingham, chính phủ cần làm rõ chỉ số là thước đo hiệu quả. Các chỉ số này cũng phải dễ tính toán.

Theo kế hoạch 5 năm, tỉ lệ của nghiên cứu cơ bản trong chi phí R&D tăng từ 6% lên hơn 8%. Dù vậy, nó vẫn chỉ bằng một nửa so với nhiều nước. Chẳng hạn, Mỹ hiện chi khoảng 17% R&D cho nghiên cứu cơ bản. Chi tiết về nguồn chi cho khoa học của Trung Quốc sẽ rõ hơn vào cuối năm nay.

Du Lam (Theo Nature)

Mỹ thề đuổi kịp Trung Quốc trên mặt trận lượng tử

Mỹ thề đuổi kịp Trung Quốc trên mặt trận lượng tử

Cuộc đua công nghệ cao giữa Mỹ và Trung Quốc đã chuyển sang mặt trận mới. 

Let's block ads! (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien

0 nhận xét:

Đăng nhận xét